Bảo hiểm tài sản (Property Insurance) là gì? Đặc trưng của bảo hiểm tài sản
Mục Lục
Bảo hiểm tài sản (Property Insurance)
Bảo hiểm tài sản trong tiếng Anh là Property Insurance. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản hoặc những lợi ích liên quan đến tài sản.
Các loại hình bảo hiểm tài sản
+ Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
+ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
+ Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
+ Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp
Đối tượng bảo hiểm tài sản
+ Nhà cửa, công trình kiến trúc và các trang thiết bi ̣đi kèm
+ Máy móc và thiết bị
+ Hàng hóa, vâṭ tư và tài sản khác
Đặc trưng của bảo hiểm tài sản
(1) Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo giá trị tài sản
- Trong bảo hiểm tài sản, giá trị tài sản là căn cứ để bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm xác định số tiền bảo hiểm.
- Tại thời điểm kí kết hợp đồng bảo hiểm, giá trị tài sản có thể được tính bằng nhiều cách. Có thể bằng giá trị thị trường, giá trị còn lại, giá trị thay thế, giá trị thỏa thuận của tài sản.
- Thông thường, căn cứ vào sự kê khai giá trị tài sản của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định số tiền bảo hiểm của hợp đồng. Từ đó xác định số phí bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của mình.
- Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, các bên không được kí hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
Nghĩa là:
+ Bảo hiểm đúng giá trị tài sản: Số tiền bảo hiểm = Thiệt hại thực tế
+ Bảo hiểm dưới giá trị tài sản: Số tiền bảo hiểm = Thiệt hại thực tế x Số tiền bảo hiểm/Giá trị tài sản.
- Tuy nhiên trong thực tế, bảo hiểm trên giá trị vẫn xuất hiện, ví dụ như:
+ Giá cả của tài sản giảm đi trong thời hạn bảo hiểm.
+ Các bên xác định giá trị tài sản không chính xác.
+ Bên mua bảo hiểm cố tình tham gia bảo hiểm trên giá trị nhằm trục lợi.
- Khi đó, biện pháp xử lí là:
+ Thỏa thuận điều chỉnh giảm số tiền bảo hiểm
+ Hủy hợp đồng bảo hiểm
+ Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, tiến hành bồi thường tối đa = Giá trị tài sản.
(2) Bảo hiểm tài sản áp dụng nguyên tắc bồi thường.
Nội dung của nguyên tắc bồi thường thể hiện qua ba đặc điểm chính:
- Căn cứ bồi thường là giá trị thực tế của tài sản tại nơi và tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm và thiệt hại thực tế của tài sản trong sự kiện bảo hiểm đó.
- Mục đích bồi thường
+ Đền bù thiệt hại, khôi phục giá trị của đối tượng bảo hiểm sự kiện bảo hiểm
+ Đưa người được bảo hiểm trở về trạng thái tối đa như trước khi xảy ra
+ Không tạo cơ hội cho bên mua bảo hiểm kiếm lời
- Hình thức bồi thường
+ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
+ Thay thế tài sản bị thiệt hại
+ Trả bằng tiền
(3) Quyền lợi có thể được bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm tức là phải có quyền sở hữu hợp pháp, quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp với tài sản được bảo hiểm.
- Trường hợp tài sản đang được chuyển quyền sở hữu, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc chuyển nhượng cho chủ sở hữu mới.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính)