Quốc gia nhập khẩu ròng (Net Importer) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng
Mục Lục
Quốc gia nhập khẩu ròng
Quốc gia nhập khẩu ròng trong tiếng Anh là Net Importer.
Quốc gia nhập khẩu ròng là một quốc gia hoặc lãnh thổ có giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cao hơn hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Một quốc gia nhập khẩu ròng, theo định nghĩa, về tổng thể thì bị thâm hụt tài khoản vãng lai; tuy nhiên, bị thâm hụt hoặc thặng dư với từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tùy thuộc vào loại hàng hóa dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa dịch vụ, tỉ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ, rào cản thương mại,…
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Quốc gia nhập khẩu ròng
- Giả sử những nhân tố khác không đổi, GDP thực trong nước càng cao thì lượng nhập khẩu càng lớn. Điều này có thể giải thích là khi GDP thực tăng thì thu nhập khả dụng cũng tăng. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, kể cả hàng hoá nhập khẩu.
- Mức độ chuyên môn hoá sản xuất của từng nước càng cao thì nhập khẩu của từng nước càng tăng.
- Giá hàng hoá được sản xuất ra ở một nước cao tương đối so với giá hàng hoá tương tự được sản xuất ra ở các nước khác và giá trị của đồng tiền một nước càng cao, nhập khẩu của nước đó sẽ tăng.
- Chính sách của một chính phủ như hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất cúng có ảnh hưởng đến nhập khẩu.
Mỹ với tư cách là Quốc gia nhập khẩu ròng
Mỹ, một quốc gia khổng lồ về tiêu dùng, đã là quốc gia nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỉ.
Mặc dù Mỹ vượt trội về một số hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hàng đầu như máy bay chở khách, thiết bị nhà máy, siêu xe, phim Hollywood, dịch vụ ngân hàng,...
Người Mỹ thích chi tiêu mua hàng và các nước trên thế giới đều vui mừng vì điều đó. Trở thành một quốc gia nhập khẩu ròng không nhất thiết là một điều xấu, nhưng việc thâm hụt thương mại trong một khoảng thời gian và tăng theo thời gian sẽ tạo ra một loạt các vấn đề.
Trong năm 2017, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu 566 tỷ USD, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ.
Trong giai đoạn kéo dài 10 năm, năm 2017, thâm hụt thương mại trung bình là 520 tỉ USD mỗi năm. Vấn đề chính với những thâm hụt thương mại đáng kể này là chúng phải được tài trợ để duy trì số dư tài khoản cán cân thanh toán.
Phương thức chính để tài trợ cho khoảng thâm hụt tài khoản vãng lai là vay từ các quốc gia khác. Việc bán trái phiếu kho bạc liên tục cho các đối tác thương mại lớn mà Mỹ là quốc gia nhập khẩu ròng đã tạo điều kiện cho các quốc gia chủ nợ phụ thuộc vào Mỹ, theo một số người, có khả năng dẫn đến nguy cơ chính trị hoặc kinh tế.
(Theo Investopedia, Quantri)