1. Marketing

Qui luật hiệu ứng (Law of effect) là gì? Ứng dụng trong kinh doanh

Mục Lục

Qui luật hiệu ứng (Law of effect)

Qui luật hiệu ứng trong tiếng Anh là Law of effectQui luật hiệu ứng được nhà tâm lí học hành vi Edward Thorndike nghiên cứu và phát biểu từ năm 1898.

Qui luật hiệu ứng có nội dung như sau: Các hành vi tạo ra kết quả tốt sẽ có nhiều khả năng được lặp lại lần sau, còn các hành vi tạo ra kết quả xấu thì ngược lại.

Nói đơn giản hơn, con người ta sẽ củng cố và tiếp tục thực hiện hành vi nếu hành vi đó tạo ra kết quả tốt. Cũng có thể hiểu rằng hình thức thưởng phạt có tác động rất lớn đến hành vi con người: nếu được thưởng vì làm một việc gì đó, họ sẽ tiếp tục làm và ngược lại.

Ứng dụng qui luật hiệu ứng trong kinh doanh

(1) Chia nhỏ phần thưởng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm

Ứng dụng này sử dụng rất hữu hiệu đối với các sản phẩm khó sử dụng như phần mềm kế toán, ứng dụng đặt hàng… và các dịch vụ giáo dục như dạy học tiếng anh…

Đối với sản phẩm, dịch vụ này, phần thưởng là việc hoàn thành một mục tiêu nào đó. Ví dụ đối với khóa học tiếng anh cho người mới học, thay vì bắt họ học và đến cuối khóa mới thấy hiệu quả (rất dễ nản), thì người thiết kế khóa học thường tổ chức các buổi kiểm tra định kì nhỏ để người học cảm thấy việc học của mình có kết quả tốt.

Thậm chí một số nơi còn áp dụng triệt để hơn: sau mỗi bài học là một bài tập thực hành thực tế thấy cho người học thấy thành quả tức thì.

Một số nơi, thay vì gom các giáo trình và bài tập lại thành một quyển cho gọn, họ thường chi nhỏ thành nhiều tập. Cách làm này một phần giúp tăng doanh thu, phần nữa giúp người học thấy được kết quả tốt nhiều lần trong cả quá trình, từ đó củng cố hành vi học tập của họ.

(2) Thưởng cho những hành vi tốt của khách hàng

Ví dụ, giai đoạn đầu năm 2016, công ty chuyển phát Giao hàng nhanh có giảm giá 5 nghìn đồng cho những khách hàng tự dán thông tin đơn hàng và mang đến tận nơi (thay vì ngồi nhà đợi Giao hàng nhanh đến lấy như trước kia). Việc giảm giá đóng vai trò như phần thưởng khuyến khích hành vi tốt.

Dần dần khi khách hàng đã quen với hành vi tốt (và đã tạo một hệ thống mang hàng đến tận nơi), Giao hàng nhanh có thể thay đổi chính sách phù hợp hơn mà vẫn giữ được thói quen này của khách hàng.

(Tài liệu tham khảo: Hiệu ứng chim mồi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

Thuật ngữ khác