Quản trị công nghệ (Technology management) là gì? Nội dung
Mục Lục
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệ trong tiếng Anh được gọi là technology management.
Quản trị công nghệ là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các qui luật khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và giải pháp kĩ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ kĩ thuật mới, bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra với hiệu quả cao nhất.
Để chuẩn bị về công nghệ doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ có thể áp dụng, thiết kế qui trình công nghệ mới, cải tiến qui trình công nghệ đang áp dụng và/hoặc thiết kế và chế tạo trang thiết bị công nghệ.
Đánh giá để lựa chọn công nghệ tối ưu phải được tiến hành toàn diện trên tất cả các góc độ kĩ thuật, kinh tế và tài chính.
Nội dung cơ bản
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển
- Lựa chọn và đổi mới công nghệ
+ Yêu cầu
Đảm bảo tính chất tiên tiến của công nghệ thể hiện ở năng suất, tính dễ chế tạo, nâng cao trình độ tự động hóa, có thể sử dụng vật liệu thay thế rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Giảm lao động chân tay nặng nhọc và cải thiện điều kiện lao động
+ Phương pháp đổi mới
Có hai phương pháp đổi mới công nghệ:
Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có thành công nghệ tương đương với công nghệ hiện đại.
Cách làm: Đổi mới dần, hiện đại hóa từng bộ phận công nghệ đang sử dụng.
Ưu điểm: Ít làm xáo trộn đến các hoạt động sản xuất, không cần nhiều vốn đầu tư cho từng lần đổi mới.
Nhược điểm: Công nghệ kĩ thuật chắp vá, không đồng bộ, không dẫn đến những thay đổi lớn về sản phẩm, năng suất và hiệu quả; tổng chi phí để biến đổi công nghệ từ cũ sang tương đương mới là khá lớn.
Phương thức thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới
Cách làm: Ngừng hoạt động sản xuất, loại bỏ công nghệ cũ và thay bằng công nghệ mới, hiện đại.
Ưu điểm: Tạo ra sự thay đổi lớn về năng suất, chất lượng, chi phí; tạo ra công nghệ đồng bộ, hiện đại; tổng chi phí đổi mới công nghệ thấp.
Nhược điểm: Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn ngay một lần, làm xáo trộn hoạt động sản xuất và quản trị, đòi hỏi nhanh chóng thay đổi nguồn lực thích ứng.
- Quản trị qui trình, qui phạm kĩ thuật và công tác tiêu chuẩn hóa
- Tổ chức công tác bảo dưỡng và sữa chữa
- Tổ chức công tác đo lường
- Tổ chức hoạt động sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất
- Quản trị hồ sơ, tài liệu kĩ thuật
Phương châm: Coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển, phát huy đầy đủ sức mạnh của đội ngũ cán bộ kĩ thuật, phát động và tổ chức hoạt động quần chúng, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân)