Trật tự xã hội (Social Order) là gì? Xây dựng trật tự xã hội
Mục Lục
Trật tự xã hội (Social Order)
Trật tự xã hội trong tiếng Anh là social order.
Trật tự xã hội (Social Order) là cách sắp xếp, tổ chức xã hội theo một hình thái nào đó, hay nói cách khác, trật tự xã hội là trật tự của những tình huống (tình hình) có thể xảy ra trong đó một xã hội có thể tìm thấy chính bản thân mình.
Tính chất
Trật tự xã hội có tính chất nhất định, bao gồm sự chuyển tiếp.
- Nếu tình trạng xã hội a được ưa thích hơn b, b được ưa thích hơn c, thì a sẽ được ưa thích hơn c.
- Với mỗi nguyên tắc sẽ có những trật tự khác nhau và những trật tự này có thể không đầy đủ.
Ví dụ minh họa
Xây dựng trật tự xã hội
Xây dựng trật tự xã hội là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp. Để làm được điều này ta cần phải xem xét:
1. Trật tự xã hội gián tiếp và trực tiếp.
- Trật tự xã hội trực tiếp liên quan đến tình trạng xã hội trên cơ sở một vài nguyên tắc ngoại diên (bên ngoài).
Ví dụ, nếu dựa trên nguyên tắc công bằng, và sử dụng một vài các chỉ số công bằng thì tình trạng xã hội a sẽ được ưa thích hơn tình trạng xã hội b.
- Trật tự xã hội gián tiếp được xây dựng dành riêng liên quan đến sở thích cá nhân, sự ưa thích của xã hội chỉ là sự phản ánh của sở thích hay sự ưa thích của cá nhân.
Đặc điểm của trật tự xã hội gián tiếp là nó phù hợp với "chủ nghĩa cá nhân có đạo đức", nghĩa là: Mỗi cá nhân là một quan tòa tốt nhất về sở thích (ưa thích) của anh ta/cô ta; Giá trị của tình trạng xã hội được quyết định bởi nhận thức của cá nhân về tình trạng xã hội đó; Sở thích cá nhân phù hợp với nguyên tắc đạo đức.
2. Gộp các sở thích cá nhân
Để có thể gộp được các sở thích cá nhân thì chúng ta cần phải giải quyết ba vấn đề:
+ Kết quả sở thích cá nhân, phép đo độ thỏa mãn
+ Khả năng so sánh lợi ích của những cá nhân khác nhau
+ Nguyên tắc gộp các sở thích cá nhân
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Cơ sở phân tích chính sách kinh tế, TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính)