Quản trị chất lượng (Quality Management) là gì? Nội dung quản trị
Mục Lục
Quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng trong tiếng Anh được gọi là quality management.
Quản trị chất lượng là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, nội dung, phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương tiện thích hợp như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng xác định với hiệu quả cao nhất.
ISO 8402/1994 định nghĩa quản trị chất lượng đồng bộ (Total Quality Management - TQM): TQM là cách một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Mục đích của quản trị chất lượng
Đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng
Đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao: đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và các bên có liên quan.
Nhiệm vụ chủ yếu
Xác định yêu cầu chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn phù hợp với từng đoạn thị trường
Duy trì chất lượng sản phẩm
Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
Yêu cầu cơ bản
Xuất phát từ nhu cầu và cầu của khách hàng
Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện
Thực hiện quản trị theo quá trình
Coi yếu tố con người có vai trò quyết định
Biết sử dụng các phương pháp và công cụ quản trị hiện đại
Kết hợp chặt chẽ với các nội dung hoạt động quản trị khác trong một hệ thống doanh nghiệp
Nội dung
- Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế
Là phân hệ đầu tiên trong quản trị chất lượng. Những thông số kinh tế - kĩ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng buộc các bộ phận sản xuất sản phẩm phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế cũng tác động trực tiếp tới chất lượng của mỗi sản phẩm.
- Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng
Mục đích: Đáp ứng đúng chủng loại, số lượng, thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế - kĩ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí thấp nhất.
- Quản trị chất lượng sản xuất
Mục đích của quản trị chất lượng trong sản xuất là khai thác, huy động có hiệu quả quá trình, công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.
- Quản trị chất lượng trong và sau khi bán
Mục tiêu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thỏa mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất và với qua đó tăng uy tín của doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân)