Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (Option-Adjusted Spread - OAS) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn
Khái niệm
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn trong tiếng Anh là Option-Adjusted Spread - OAS.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) là đại lượng đo lường mức chênh lệch lợi suất của chứng khoán có thu nhập cố định và tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro, sau đó được điều chỉnh cho một quyền chọn đính kèm.
Thông thường, nhà phân tích sử dụng lợi suất trái phiếu kho bạc để làm lãi suất phi rủi ro.
Mức chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn sẽ được thêm vào giá chứng khoán có thu nhập cố định, sao cho giá trái phiếu phi rủi ro bằng với giá trái phiếu.
Đặc điểm Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn
Mức chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn giúp nhà đầu tư so sánh dòng tiền chứng khoán có thu nhập cố định với các tỉ lệ tham chiếu, trong khi vẫn có thể định giá các quyền chọn đính kèm so với các biến động chung của thị trường.
Bằng cách phân tích riêng biệt chứng khoán và quyền chọn đính kèm, các nhà phân tích có thể xác định liệu khoản đầu tư có đáng giá với một mức giá nhất định hay không.
Phương pháp chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) chính xác hơn việc chỉ đơn giản so sánh lợi suất đáo hạn trái phiếu với điểm chuẩn.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) coi dữ liệu lịch sử là bằng chứng cho sự thay đổi của lãi suất và tỉ lệ trả trước.
Việc xác định các yếu tố này rất phức tạp vì các nhà phân tích phải lập các mô hình dự báo các thay đổi trong tương lai của lãi suất, hành vi trả trước của người đi vay thế chấp, và xác suất trái phiếu được mua lại sớm hơn.
Các phương pháp mô hình thống kê nâng cao hơn như phân tích Monte Carlo thường được sử dụng để dự đoán các tỉ lệ xác suất trả trước.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn và Biến động
Lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu là lợi suất của chứng khoán điểm chuẩn, điển hình là lợi suất trái phiếu kho bạc có cùng kì hạn cộng với phí phần bù hoặc một mức chênh lệch cao hơn lãi suất phi rủi ro, để bù đắp rủi ro gia tăng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc phân tích lợi suất trái phiếu sẽ trở nên phức tạp hơn một khi trái phiếu có các quyền chọn đính kèm.
Đây là các quyền chọn thu hồi, cho phép nhà phát hành có quyền mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn với mức giá đã định trước, hay các quyền chọn bán lại (hay hủy bỏ) cho phép trái chủ bán lại trái phiếu của công ty vào một số ngày nhất định.
Lúc đó, chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) sẽ điều chỉnh mức chênh lệch lợi suất sao cho các dòng tiền tiềm năng đều được xem xét.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) tính đến hai loại biến động mà nhà đầu tư phải đối mặt, khi đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định với các quyền chọn đính kèm:
- Thay đổi lãi suất, ảnh hưởng đến tất cả các loại trái phiếu.
- Thứ hai là rủi ro trả gốc trước.
Hạn chế của phương pháp này là các ước tính đều chỉ dựa trên dữ liệu lịch sử, nhưng lại được sử dụng cho một mô hình dự báo hiệu suất tương lai.
Mặt khác, các khoản trả trước cũng thường được ước tính từ dữ liệu lịch sử, và không tính đến các thay đổi trong kinh tế hoặc các yếu tố khác có thể xảy ra trong tương lai.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn và Z-Spread
Không nên nhầm lẫn chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) với Z-Spread.
Chênh lệch không biến động hay Z-Spread là mức lợi suất sao cho giá của trái phiếu bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền của nó, dọc theo mỗi điểm trên đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc.
Tuy nhiên, Z-Spread không bao gồm giá trị của các quyền chọn đính kèm, vốn có thể có tác động lớn đến giá trị hiện tại của dòng tiền.
Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) bù đắp thiếu sót của chênh lệch không biến động, đánh giá các giá trị của quyền chọn đính kèm.
Ngoài ra, OAS còn cho phép nhà đầu tư so sánh bằng cách sử dụng lãi suất thị trường và khả năng trái phiếu được thu hồi sớm hơn (hay rủi ro trả gốc trước).
(Theo Investopedia)