1. Tài chính doanh nghiệp

Tỉ lệ khả năng thanh toán (Coverage Ratio) là gì? Ý nghĩa và phân loại

Mục Lục

Tỉ lệ khả năng thanh toán

Tỉ lệ khả năng thanh toán trong tiếng Anh là Coverage Ratio.

Tỉ lệ khả năng thanh toán là một nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán nợ của công ty và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính như thanh toán lãi hoặc chi trả cổ tức.

Tỉ lệ khả năng thanh toán càng cao, càng dễ dàng thực hiện thanh toán lãi cho khoản nợ hoặc trả cổ tức.

Xu hướng của tỉ lệ khả năng thanh toán theo thời gian cũng được các nhà phân tích và nhà đầu tư nghiên cứu để xác định sự thay đổi trong tình hình tài chính của công ty.

Tỉ lệ khả năng thanh toán cho biết điều gì?

Tỉ lệ khả năng thanh toán có nhiều dạng và có thể được sử dụng để giúp xác định công ty có đang trong tình hình tài chính khó khăn hay không, mặc dù chỉ số này thấp không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

Nhiều yếu tố đi vào xác định các tỉ lệ này và đi sâu hơn vào báo cáo tài chính của công ty thường được đề xuất để xác định sức khỏe của doanh nghiệp.

Thu nhập ròng, chi phí lãi vay, dư nợ và tổng tài sản chỉ là một vài ví dụ về các khoản trong báo cáo tài chính cần được kiểm tra.

Để xác định xem công ty có còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư hay không, người ta nên xem xét tỉ lệ thanh khoản và khả năng thanh toán, đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Các nhà đầu tư có thể sử dụng tỉ lệ khả năng thanh toán theo một trong hai cách. Đầu tiên, có thể theo dõi những thay đổi trong tình hình nợ của công ty theo thời gian.

Trong trường hợp tỉ lệ khả năng thanh toán nợ hầu như không nằm trong phạm vi chấp nhận được, có thể nên xem xét lịch sử gần đây của công ty. Nếu tỉ lệ đã giảm dần, có thể chỉ là vấn đề thời gian để tỉ lệ này giảm xuống nằm trong mức chấp nhận được.

Tỉ lệ khả năng thanh toán cũng có giá trị khi nhìn vào một công ty trong mối liên quan đến các đối thủ cạnh tranh.

Đánh giá các công ty đối thủ là điều bắt buộc, bởi vì tỉ lệ thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio ) có thể chấp nhận được đối với công ty này nhưng lại là rủi ro đối với công ty khác.

Các Tỉ lệ khả năng thanh toán phổ biến bao gồm tỉ lệ thanh toán lãi vay, chỉ số khả năng trả nợ (Debt service coverage ratio) và tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản (Asset coverage ratio).

Phân loại Tỉ lệ khả năng thanh toán

Các loại Tỉ lệ khả năng thanh toán thường được sử dụng bao gồm:

Tỉ lệ thanh toán lãi vay

Tỉ lệ thanh toán lãi vay đo lường khả năng thanh toán lãi vay trên khoản nợ của công ty, công thức tính như sau:

                               Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi suất lớn hơn hoặc bằng 2 thì chấp nhận được.

Chỉ số khả năng trả nợ

Chỉ số khả năng trả nợ (Debt service coverage ratio - DSCR) đo lường khả năng của công ty có thể thanh toán toàn bộ nợ của mình. Nợ bao gồm tất cả các khoản thanh toán gốc và lãi vay. Chỉ số khả năng trả nợ được xác định bởi công thức:

                               DSCR= Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh / Tổng nợ

Chỉ số khả năng trả nợ lớn hơn 1 thì công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận đủ để trang trải các khoản nợ từ dòng tiền của mình.

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản (Asset coverage ratio) có bản chất tương tự như chỉ số khả năng trả nợ nhưng nhìn vào tài sản của bảng cân đối kế toán thay vì so sánh thu nhập ròng với mức nợ.

                       Tỉ lệ đảm bảo trả nợ = (Tổng tài sản - Đầu tư tài sản cố định) / Tổng nợ

Theo nguyên tắc thông thường, các công ty công nghiệp nên có chỉ số khả năng trả nợ bằng tài sản ít nhất là 2.

Ví dụ về Tỉ lệ khả năng thanh toán

Để thấy sự khác biệt tiềm năng giữa các Tỉ lệ khả năng thanh toán, lấy ví dụ về một công ty bia rượu như sau:

Công ty tạo ra lợi nhuận hàng quí là $200.000 (EBIT là $300.000) và các khoản thanh toán lãi tương ứng là $50.000.

Bởi vì công ty đã thực hiện nhiều khoản vay trong thời gian có lãi suất thấp, nên tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay khá tốt:

                        Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay = $300.000 / $50.000 = 6.0

Tuy nhiên, chỉ số khả năng trả nợ phản ánh số tiền gốc đáng kể mà công ty trả cho mỗi quí với tổng trị giá $140.000.

                         DSCR = $200.000 / ($140.000 + $50.000) = 1.05 > 1

Mặc dù công ty đang tạo ra một dòng tiền dương, nhưng trông vẫn khá rủi ro khi nhìn từ góc độ khả năng đảm bảo trả nợ của mình.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác