Quản lí dựa trên kết quả (Results-based management) là gì?
Mục Lục
Quản lí dựa trên kết quả
Quản lí dựa trên kết quả trong tiếng Anh gọi là: Results-based management.
Mô hình quản lí dựa trên kết quả đầy đủ bao gồm các thành tố hợp thành một chuỗi kết quả: đầu vào, hoạt động hay quá trình, các kết quả đầu ra (đầu ra, kết quả đầu ra và tác động), hoàn toàn tương thích với các thành tố của Thuyết thay đổi.
Chuỗi kết quả được hợp thành từ các kết quả đạt được trong một khung thời gian cụ thể và gắn kết với nhau theo một mối quan hệ logic nhân - quả. Chuỗi kết quả của một sự can thiệp được thể hiện qua hình dưới đây:
Trong đó:
- Kết quả (result) là những thay đổi về trạng thái hoặc điều kiện do tác động của mối quan hệ nhân - quả tạo ra.
- Đầu ra (output) là loại hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm cụ thể mà do các chủ thể thực hiện kế hoạch, chương trình, hoạt động (hay thường gọi là những can thiệp phát triển) tạo ra và cung cấp cho xã hội. Đầu ra chính là phương tiện trung gian để kế hoạch có thể đạt được mục têu đề ra.
- Kết quả trực tiếp (outcomes) là các tác động, ảnh hưởng đến "khách hàng"/ đối tượng thụ hưởng từ việc sử dụng các đầu ra. Các kết quả có thể được xem xét theo mức độ ảnh hưởng đến xã hội trong trung hạn.
- Kết quả dài hạn (goal) hay tác động (impacts) là những ảnh hưởng mang tính chất dài hạn mà việc đạt được các kết quả trực tiếp nói trên góp phần thực hiện. Đây cũng chính là việc đạt được đến những mục tiêu tổng thể của toàn bộ kế hoạch hay chương trình.
- Đầu vào (input) là những nguồn lực như tiền, nhân lực, vật lực... được sử dụng để thực hiện các hoạt động và từ đó tạo nên kết quả.
Quản lí dựa trên kết quả là nguyên tắc quản lí được vận dụng trong kế hoạch hóa phát triển.
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng:
Quản lí dựa trên kết quả - RBM chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động được triển khai để thực hiện chính sách sang các kết quả (đầu ra, kết quả trực tiếp outcome, tác động) mà sự can thiệp phát triển hướng đến.
Tuy hoạt động để chuyển sang kiểm soát đầu ra, kết quả mà là giảm bớt sự chú trọng đến đầu vào/hoạt động và tạo một sân chơi cởi mở, linh hoạt hơn cho các đơn vị để họ tự tìm ra những phướng pháp thực hiện can thiệp phát triển một cách tốt nhất.
Đồng thời, các cơ quan theo dõi, giám sát kế hoạch sẽ quan tâm hơn đến câu hỏi: liệu sự can thiệp phát triển có đạt được ý đồ mong muốn của mình hay không - điều mà trong phương thức quản lí theo đầu vào thường bỏ ngỏ.
(Tài liệu tham khảo: Kế hoạch hóa phát triển, GS.TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2019)