Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank Of Japan - BoJ) là gì?
Mục Lục
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)
Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong tiếng Anh là Bank Of Japan; viết tắt là BoJ.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có trụ sở tại khu thương mại Nihonbashi, Tokyo. BOJ chịu trách nhiệm phát hành, điều tiết tiền tệ và chứng khoán kho bạc, thực hiện chính sách tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ. Giống như hầu hết các ngân hàng trung ương, BOJ cũng thu thập, tổng hợp dữ liệu kinh tế và tạo ra nghiên cứu và phân tích kinh tế.
Hiểu về Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã phát hành tiền tệ đầu tiên vào năm 1885, ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nó đã hoạt động liên tục kể từ đó. Trụ sở chính của ngân hàng tại Nihonbashi được đặt trên địa điểm của một xưởng đúc vàng lịch sử, nằm gần khu phố của thành phố Ginza (hay "silver mint").
Tổ chức của Ngân hàng trung ương Nhật Bản
Ngân hàng được lãnh đạo bởi Thống đốc Haruhiko Kurodaank vào tháng 6/2018. Kurodaank được đề cử vào năm 2013, là thống đốc thứ 31 của BOJ, và trước đây là Chủ tịch của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ông đã được đề cử cho nhiệm kì 5 năm mới vào tháng 2/2018. Kuroda là người ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Ngoài ra còn có hai phó thống đốc và 6 giám đốc điều hành đứng đầu BOJ. Thống đốc, phó thống đốc và giám đốc điều hành thuộc Ban chính sách của ngân hàng, là cơ quan ra quyết định của Ngân hàng. Hội đồng quản trị đặt ra các biện pháp lưu hành và kiểm soát tiền tệ, các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của Ngân hàng và giám sát các hoạt động của các cán bộ Ngân hàng, ngoại trừ kiểm toán viên và cố vấn. Ban chính sách bao gồm thống đốc và các phó thống đốc, kiểm toán viên, giám đốc điều hành và cố vấn.
Chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định và thực hiện chính sách tiền tệ để duy trì sự ổn định của giá cả. Ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho mục đích kiểm soát tiền tệ và lưu hành tiền tệ bằng các công cụ hoạt động, chẳng hạn như hoạt động thị trường tiền tệ.
Chính sách tiền tệ được quyết định bởi Hội đồng chính sách tại các cuộc họp chính sách tiền tệ (MPMs). Tại MPM, Hội đồng Chính sách thảo luận về tình hình kinh tế và tài chính của quốc gia, đưa ra các hướng dẫn cho hoạt động thị trường tiền tệ và lập trường chính sách tiền tệ của Ngân hàng cho tương lai trước mắt.
MPM được tổ chức 8 lần/ năm trong hai ngày. Các quyết định chính sách tiền tệ được đưa ra bằng đa số phiếu của 9 thành viên của Ban chính sách, bao gồm Thống đốc, hai Phó thống đốc và sáu thành viên khác. Ngân hàng sử dụng nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về điều kiện kinh tế và tài chính khi quyết định chính sách tiền tệ.
Độc lập và minh bạch
BOJ ngay lập tức đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ sau mỗi MPM. Ngân hàng cũng tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên của Chủ tịch Hội đồng Chính sách - Thống đốc - để giải thích các quyết định chính sách tiền tệ. Ngân hàng cũng phát hành Tóm tắt các ý kiến tại mỗi MPM và biên bản của MPM. Ngân hàng cũng phát hành bản sao lưu của 10 năm sau đó để mang lại sự minh bạch về các quyết định của Ban chính sách.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)