1. Marketing

Quan điểm định hướng sản xuất (Production Oriented Perspective) trong marketing là gì?

Mục Lục

Quan điểm định hướng sản xuất trong tiếng Anh gọi là Production Oriented Perspective.

Theo quan điểm định hướng sản xuất, doanh nghiệp quan niệm hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp. 

Các quan điểm về đinh hướng sản xuất trong marketing

Các nhà quản trị cho rằng nếu sản xuất được sản phẩm với khối lượng lớn, bán rộng rãi trên thị trường với giá thấp chắc chắn người tiêu dùng sẽ mua. Vì vậy, họ quan tâm đến quản lí khâu sản xuất, tìm mọi cách để hoàn thiện qui trình công nghệ, chuyên môn hóa và hợp lí hóa lao động sao cho đạt năng suất cao nhất. 

Biện pháp chủ yếu để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi tiêu. 

Nhà kinh tế học người Pháp - J.B. Say đã phát triển lí thuyết kinh doanh theo quan điểm sản xuất này từ thế kỷ 19 "Sản xuất tạo ra nhu cầu cho chính nó". Nội dung chính của quan điểm này là các sản phẩm sẽ tự bán và vì vậy quan tâm chính của các doanh nghiệp là sản xuất chứ không phải marketing.

Tất nhiên, những doanh nghiệp theo đuổi quan điểm này thường chỉ thành công trong điều kiện thị trường có cung chưa đáp ứng cầu, sản phẩm sản xuất ra chắc chắn tiêu thụ được, cạnh tranh chưa có. 

Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp độc quyền, quan điểm này vẫn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Ở nhiều doanh nghiệp, yêu cầu bắt buộc đầu tiên đối với các nhà quản trị là phải quan tâm đến hạ giá thành sản phẩm từ đó hạ giá bán.
Khả năng cạnh tranh của một số loại sản phẩm đồng nhất chủ yếu dựa trên cạnh tranh giá bán cũng phụ thuộc vào khả năng giảm chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp..

Nhiều nhà quản trị nước ta hiện nay vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của quan điểm trong sản xuất. 

Tất nhiên, chúng ta thấy ngay rằng, ngoài những điều kiện thị trường nêu trên, nếu chỉ quan tâm đến sản xuất thôi, doanh nghiệp không thể thành công trên những thị trường có sự cạnh tranh thật sự, cung lớn hơn cầu, sản phẩm đa dạng phong phú. 

Đây là quan điểm thiển cận về marketing, vì chưa hiểu nhu cầu thị trường và định hướng kinh doanh theo thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân).

Thuật ngữ khác