Phương pháp vào cao, ra trước (Highest In, First Out - HIFO) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Phương pháp vào cao, ra trước
Khái niệm
Phương pháp vào cao, ra trước trong tiếng Anh là Highest In, First Out, viết tắt là HIFO.
Phương pháp vào cao, ra trước là một phương pháp phân phối và kế toán hàng tồn kho, trong đó hàng tồn kho có chi phí mua hàng cao nhất sẽ được bán hoặc lấy ra khỏi kho đầu tiên. Điều này sẽ tác động đến sổ sách của công ty sao cho trong bất kì khoảng thời gian nhất định nào, chi phí lưu kho sẽ cao nhất có thể đối với giá vốn hàng bán (COGS) và hàng tồn kho cuối kì sẽ thấp nhất có thể.
Việc sử dụng HIFO gần như là hiếm đến mức không tồn tại và không được GAAP công nhận.
Đặc điểm của Phương pháp vào cao, ra trước
Kế toán hàng tồn kho là một quyết định quan trọng mà một công ty phải thực hiện, và cách hạch toán hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và số liệu.
Các công ty có thể sẽ chọn sử dụng phương pháp kiểm kê vào cao, ra trước (HIFO) nếu họ muốn giảm thu nhập chịu thuế trong một khoảng thời gian. Bởi vì hàng tồn kho được ghi nhận là đã sử dụng luôn luôn là hàng tồn kho đắt nhất mà công ty có (bất kể khi nào hàng tồn kho được mua), công ty sẽ luôn ghi lại giá vốn hàng bán tối đa.
Đối chiếu điều này với các phương pháp nhận dạng hàng tồn kho khác như vào sau, ra trước (LIFO), trong đó hàng hóa được mua gần đây nhất được ghi lại là được sử dụng trước, hoặc vào trước, ra trước (FIFO), trong đó hàng tồn kho cũ nhất được ghi là đã sử dụng trước. LIFO và FIFO là các phương pháp kế toán hàng tồn kho phổ biến và tiêu chuẩn, nhưng chỉ có LIFO là một phần của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP). Trong khi đó, HIFO không thường được sử dụng và hơn nữa không được GAAP công nhận là thông lệ tiêu chuẩn.
Một số ứng dụng của Phương pháp vào cao, ra trước
Một công ty có thể quyết định sử dụng phương pháp HIFO để giảm thu nhập chịu thuế, nhưng cần nắm chắc một số yếu tố, bao gồm:
Đầu tiên, bởi vì nó không được GAAP công nhận, các báo cáo của công ty có thể bị kiểm toán viên kiểm soát kĩ lưỡng hơn và dẫn đến một ý kiến khác là báo cáo không đủ tiêu chuẩn.
Thứ hai, trong một môi trường lạm phát, hàng tồn kho được bán trước có thể bị lỗi thời.
Thứ ba, vốn lưu động ròng sẽ giảm với hàng tồn kho giá trị thấp hơn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu công ty phụ thuộc vào các khoản vay dựa trên tài sản, giá trị hàng tồn kho thấp hơn sẽ làm giảm số tiền đủ điều kiện để vay.
(theo Investopedia)