Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism Development) là gì?
Mục Lục
Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable Tourism Development.
Phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài (Theo Butler's 1993).
Phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai (Theo Machado 2003).
Phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương (Theo Tổ chức du lịch thế giới - WTO).
Phát triển du lịch bền vững và không bền vững
Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững, một số nhà nghiên cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến 3 phân hệ kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.
Thông qua việc so sánh đánh giá, một bản danh mục các yếu tố được coi là đóng góp và sự phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành.
Kết luận
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, phát triển du lịch bền vững cần hướng tới:
(1) Đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định;
(2) Đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định;
(3) Hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường;
(4) Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội;
(5) Không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kì nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
(Tài liệu tham khảo: Kỉ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa, Đại học Nha Trang, 2013)