Nhóm khách hàng chấp nhận sớm (Early Majority) là gì? Những đặc điểm về nhóm khách hàng này
Mục Lục
Nhóm khách hàng chấp nhận sớm (Early Majority)
Nhóm khách hàng chấp nhận sớm trong tiếng Anh là Early Majority.
Thuật ngữ "nhóm khách hàng chấp nhận sớm" đề cập đến phân khúc khách hàng đầu tiên khá lớn về lượng người chấp nhận một đề nghị cải tiến.
Nhóm khách hàng chấp nhận sớm chiếm khoảng 34% lượng người nói chung và có xu hướng nắm lấy các sản phẩm mới chỉ sau khi quan sát "nhóm khách hàng đổi mới" (innovators) và "nhóm khách hàng thích nghi nhanh" (early adopters) mà cá nhân họ biết là thích những hàng hóa mới trên thị trường.
Các cá nhân trong nhóm khách hàng chấp nhận sớm có xu hướng ít giàu có và ít được giáo dục về công nghệ hơn các khách hàng đổi mới nhưng họ sẵn sàng nắm lấy cơ hội cho các sản phẩm mới sau khi chứng kiến những người khác làm như vậy trước.
Những đặc điểm về nhóm khách hàng chấp nhận sớm
Các công ty thường dựa vào một khái niệm gọi là Lí thuyết khuếch tán đổi mới (DOI), được phát triển bởi E.M. Rogers vào năm 1962, để đánh giá sẽ mất bao lâu để ít nhất 50% dân số để áp dụng một sản phẩm mới. Theo lí thuyết này, các khách hàng chấp nhận đổi mới được chia thành năm phân đoạn sau:
+ Nhóm khách hàng đổi mới: Những người này rất háo hức là người đầu tiên thử một món đồ cải tiến.
+ Nhóm khách hàng thích nghi nhanh: Những người tiêu dùng này đại diện cho ý kiến của người tiên phong, những người này mua sản phẩm sau nhóm khách hàng đổi mới.
+ Nhóm khách hàng chấp nhận sớm: Những người này là những người tiên phong hiếm có nhưng chỉ chấp nhận những ý tưởng mới trước các nhóm còn lại.
+ Nhóm khách hàng chấp nhận muộn: Những cá nhân này hoài nghi về sự thay đổi.
+ Nhóm khách hàng lạc hậu: Những người này bị ràng buộc bởi truyền thống và do đó nhóm này khó chuyển thành khách hàng nhất.
Mặc dù nhóm khách hàng đổi mới và nhóm khách hàng thích nghi nhanh có xu hướng dùng thử sản phẩm mới một cách nhanh chóng, nhưng nhóm khách hàng chấp nhận sớm cần nhiều thời gian hơn để cảm thấy đủ thoải mái với công nghệ và cam kết mua hàng.
Hãy xem xét ví dụ lịch sử thực tế này: Vào ngày 19 tháng 6 năm 2007, Apple đã tung ra chiếc iPhone đầu tiên với mức giá tương đối cao là 600 đô la. Hai tháng sau, Apple hạ giá xuống 400 đô la. Và vào tháng 6 năm 2009, giá lại giảm xuống còn 200 đô la. Vào thời điểm đó, phiên bản mới nhất của iPhone cung cấp dung lượng lưu trữ gấp đôi so với bản gốc.
Nhưng dù giá giảm và cải tiến sản phẩm là điều không thể tránh khỏi, vào năm 2007, nhóm khách hàng đổi mới và nhóm khách hàng thích nghi nhanh đã cắm trại trước các cửa hàng Apple chỉ để họ có thể sớm có được công nghệ mới.
Ngược lại, nhóm khách hàng chấp nhận sớm có xu hướng chờ đợi phiên bản rẻ hơn của sản phẩm, họ chỉ miễn cưỡng mua sau khi thấy các khách hàng đổi mới và khách hàng thích nghi nhanh đã nắm bắt công nghệ.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)