1. Quản trị kinh doanh

Nhà quản lí (Manager) là ai? Vai trò và phân loại nhà quản lí

Mục Lục

Nhà quản lí

- Nhà quản lí cấp cao là những người chịu trách nhiệm đối với sự thực hiện của toàn tổ chức hay một phân hệ lớn của tổ chức.

- Nhà quản lí cấp trung là những người chịu trách nhiệm quản lí các đơn vị và phân hệ của tổ chức, được tạo nên bởi các bộ phận mang tính cơ sở.

- Nhà quản lí cấp cơ sở là người chịu trách nhiệm trước công việc của những người lao động trực tiếp.

Theo phạm vi quản lí

- Nhà quản lí chức năng là người chỉ chịu trách nhiệm đối với một chức năng hoạt động của tổ chức.

- Nhà quản lí tổng hợp là người chịu trách nhiệm đối với những đơn vị phức tạp, đa chức năng như tổ chức, chi nhánh hay đơn vị hoạt động độc lập.

Theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức

- Nhà quản lí theo tuyến chịu trách nhiệm đối với các công việc có đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra đầu ra của tổ chức.

- Nhà quản lí tham mưu sử dụng kĩ năng kĩ thuật đặc biệt để cho lời khuyên và hỗ trợ những người lao động theo tuyến.

Theo loại hình tổ chức

- Các nhà quản trị trong tổ chức kinh doanh

- Các nhà quản lí trong tổ chức phi lợi nhuận

- Các nhà quản lí hoặc nhà hành chính trong các cơ quan quản lí nhà nước

Vai trò của nhà quản lí

- Vai trò liên kết con người: người đại diện, người lãnh đạo và người liên lạc

- Vai trò thông tin: người giám sát, người truyền bá và người phát ngôn

- Vai trò quyết định: nhà doanh nghiệp, người giải quyết tình trạng hỗn loạn, người phân bổ nguồn lực, người đàm phán

Đặc điểm công việc của nhà quản lí

- Các nhà quản lí làm việc với những nhiệm vụ đa dạng và nhiều khi vụn vặt

- Các nhà quản lí làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi

- Các nhà quản lí làm việc với nhịp độ căng thẳng

- Các nhà quản lí làm việc với nhiều phương tiện truyền thông

- Các nhà quản lí thực hiện công việc của họ chủ yếu thông qua mối quan hệ con người. 

(Theo Giáo trình Quản lí học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Thuật ngữ khác