Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế (Redistribution-income principle of taxation) là gì?
Mục Lục
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế trong tiếng Anh là Redistribution-income principle of taxation.
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế là nguyên tắc áp dụng cho việc đánh thuế và trợ cấp nhằm làm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập.
Nội dung về nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế
Từ năm 1980, nhiều nhân tố đã làm tăng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Mỹ. Đạo luật về Cải cách thuế năm 1986 đã cắt giảm số lượng nhóm thuế. Đáng tiếc là đạo luật này cũng làm giảm tính lũy tiến của hệ thống thuế và gây ra nhiều tổn thất cho những người nộp thuế có thu nhập thấp.
Những trường hợp gia tăng thuế bảo hiểm xã hội, một loại thuế có tính chất lũy thoái, đã làm mất tác dụng của các biện pháp giảm thuế do Đạo Luật năm 1986 đưa ra. Do vậy hơn một nửa số người làm công ăn lương bây giờ phải nộp lại thuế đánh vào tiền lương cao hơn thuế đánh vào thu nhập. Kết quả là, năm 1987 thu nhập thực tế bình quân tính theo giờ của công nhân lao động trực tiếp thấp hơn thời kì trước năm 1966.
Chính phủ Liên bang và chính quyền bang ở Mỹ trong thực tế đã cắt giảm trợ cấp xã hội bằng cách không tăng chúng tương đương với tỉ lệ lạm phát. Vì vậy, trong các năm từ 1978 đến năm 1987, số gia đình công nhân bị bần cùng hoá tăng 23%. Vào năm 1989, 20 triệu người nằm dưới mức nghèo khổ thuộc về các giả định có ít nhất một thành viên tham gia lao động.
Vào tháng 3/1990, Uỷ ban ngân sách của Quốc hội Mỹ đã tính rằng, thu nhập trước thuế của một gia đình trung lưu tăng 14% số với năm 1977 ( tính theo giá so sánh), nhưng 40% số gia đình có thu nhập thấp nhất với mức thu nhập hàng năm dưới 17.000 đô la đã thực sự suy sụp do tiền lương không tăng và trợ cấp giảm.
Những thay đổi trong hệ thống thuế làm cho tình hình ở Mỹ trong những năm qua xấu đi. Kể từ năm 1977, mức thuế liên bang của 10% người giàu nhất ở Mỹ giảm 8%, trong khi 20% người nghèo thứ nhì, những người tự coi mình là bộ phận cấu thành tầng lớp trung lưu, phải chịu mức thuế cao hơn 10%.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)