Người theo trường phái trọng tiền (Monetarist) là ai? Đặc điểm Người theo trường phái trọng tiền
Mục Lục
Người theo trường phái trọng tiền
Khái niệm
Người theo trường phái trọng tiền hay Người theo chủ nghĩa tiền tệ trong tiếng Anh là Monetarist.
Người theo trường phái trọng tiền là những nhà kinh tế học tin rằng hiệu suất của nền kinh tế được xác định gần như hoàn toàn bởi những thay đổi trong cung tiền.
Những người theo trường phái trọng tiền cho rằng sức khỏe của một nền kinh tế có thể được kiểm soát tốt nhất bằng những điều chỉnh trong nguồn cung tiền tệ bởi một cơ quan quản lí.
Động lực chính của tư tưởng này là những tác động của lạm phát đến tăng trưởng hay sức khỏe nền kinh tế cùng với ý tưởng rằng kiểm soát nguồn cung tiền sẽ kiểm soát được tỉ lệ lạm phát.
Đặc điểm Người theo trường phái trọng tiền
Cốt lõi của chủ nghĩa trọng tiền (hay chủ nghĩa tiền tệ) là một công thức của nền kinh tế.
Chủ nghĩa trọng tiền cho rằng cung tiền nhân với vận tốc của tiền (tốc độ tiền được trao tay trong một nền kinh tế) sẽ bằng với chi tiêu danh nghĩa của nền kinh tế (hàng hóa và dịch vụ nhân nhân với giá cả).
Dù công thức trên là hợp lí, những người theo trường phái trọng tiền cho rằng vận tốc của tiền về tổng quan là ổn định, quan điểm này gây ra nhiều tranh luận.
Người theo trường phái trọng tiền nổi tiếng nhất là nhà kinh tế học Milton Friedman.
Trong cuốn sách Lịch sử tiền tệ của Mỹ từ 1867 đến 1960, ông đã đưa ra các quan điểm của mình, lập luận ủng hộ chủ nghĩa trọng tiền của ông là một công cụ chống lại các tác động kinh tế của lạm phát và thiếu cung tiền là nguyên nhân dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng.
Người theo trường phái trọng tiền và Chế độ bản vị vàng
Hầu hết những người theo trường phái trọng tiền phản đối chế độ bản vị vàng do nguồn cung vàng là có hạn, điều này sẽ cản trở lượng tiền trong hệ thống và dẫn đến lạm phát.
Những người theo trường phái trọng tiền tin rằng lạm phát nên được kiểm soát bởi cung tiền, không thể theo chế độ bản vị vàng trừ khi vàng được khai thác liên tục và nguồn cung của nó không bị hạn chế.
Quan điểm của người theo trường phái trọng tiền được chấp nhận kể từ khi chế độ bản vị vàng sụp đổ vào năm 1972 tại Mỹ.
Hơn nữa, trường phái kinh tế học Keynes thường có tư tưởng trái ngược với chủ nghĩa trọng tiền, đã không thể giải thích cách nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng khi thất nghiệp và lạm phát tăng vọt.
Một mặt, trường phái Keynes cho rằng để giải quyết tỉ lệ thất nghiệp cao cần phải tái lạm phát hay gia tăng cung tiền, mặt khác khi lạm phát gia tăng, Keynes cho rằng nên giảm phát.
(Theo Investopedia)