Rủi ro văn hóa (Cultural Risk) là gì? Một số vấn đề về rủi ro văn hóa
Mục Lục
Rủi ro văn hóa
Rủi ro văn hóa trong tiếng Anh là Cultural Risk.
Rủi ro văn hóa được hiểu là những tình huống hay sự kiện trong đó việc truyền đạt sai lệch về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan hệ giữa các đối tác từ những nền văn hóa khác nhau.
Rủi ro đa văn hóa thường xuyên nảy sinh trong hoạt động kinh doanh quốc tế bởi vì những người tham gia vào hoạt động này được thừa hưởng những di sản văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và chứa đầy những khác biệt.
Một số vấn đề về rủi ro văn hóa
- Các rủi ro đa văn hóa tăng lên dưới tác động của định hướng vị chủng (ethnocentric orientation) – là khuynh hướng coi các giá trị văn hóa của mình là chuẩn mực để đánh giá các nền văn hóa khác. Hầu hết mỗi người đều có xu hướng nhìn thế giới chủ yếu qua lăng kính của nền văn hóa của chính mình.
Chính vì vậy, khuynh hướng vị chủng phổ biến ở mọi xã hội với niềm tin rằng chủng tộc, tôn giáo, nhóm sắc tộc… của mình là ưu việt hơn hẳn những người khác.
Howard Perlmutter đã mô tả các quan điểm vị chủng như là "khuynh hướng quê hương"(home – country orientation). Ông lập luận rằng các nhà quản lí tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nên từ bỏ các định hướng vị chủng và thay vào đó là các định hướng đa tâm (polycentric) và định hướng toàn cầu (geocentric).
Định hướng đa tâm (polycentric orientation) là việc thay vì nhìn mọi việc qua lăng kính "quê hương" của mình, người quản lí nên xây dựng định hướng kinh doanh theo quan điểm của đất nước mà họ đang kinh doanh.
Định hướng toàn cầu (geocentric orientation) đề cập đến một quan niệm toàn cầu theo đó doanh nhân tiến hành kinh doanh ở mọi thị trường mà không cần quan tâm tới các biên giới quốc gia. Đây chính là một định hướng kết hợp được sự cởi mở đối với tính đa dạng của các nền văn hóa và sự nhận thức về sự đa dạng này.
Các nhà quản lí với một định hướng toàn cầu cần nỗ lực phát triển các kĩ năng để có thể ứng xử đúng đắn với các thành viên đến từ các nền văn hóa khác. Họ học cách công nhận những gì tốt nhất mà con người đã tạo ra, bất kể nó được tạo ra ở đâu
- Việc va chạm với những nền văn hóa xa lạ có thể xuất hiện trong cả các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước, như khi làm việc với khách hàng nước ngoài, hay khi tìm kiếm các nhà cung ứng ở các quốc gia khác hoặc khi thu nhận các nhân viên từ những nền văn hóa khác nhau.
Ngoài việc phải điều chỉnh lại phong cách quản lí cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của người chủ mới, Maurice cũng phải thích ứng với một vài đặc điểm của văn hóa Ấn Độ được biểu hiện trong phong cách quản lí của Taj. Maurice cũng phải quản lí các nhân viên đến từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh.
Những nhân viên này mang theo những phong cách riêng của quê hương mình vào công việc của họ. Chẳng hạn, người Châu Á thường dè dặt khi ứng xử với khách hàng và Maurice đã phải học cách khích lệ để họ có thể trở nên thoải mái và thân mật hơn.
Sau cùng, rất nhiều trong số các khách hàng quen của The Pierre là những người được sinh ra ở nước ngoài. Như vậy, Maurice thậm chí không cần phải rời khỏi nước Hoa Kỳ nhưng mỗi ngày, ông cũng đã phải tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa mới.
- Các nhà quản lí phải thường xuyên đối mặt với rủi ro mắc phải những sai lầm văn hóa có thể gây trở ngại. Sự truyền đạt sai lầm có liên quan đến quá trình giao thoa văn hóa có thể làm hỏng các thỏa thuận làm ăn, làm giảm lượng hàng bán được và làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp.
Ngày nay, việc phát triển một khả năng nhận thức cũng như một sự nhạy cảm đối với các khác biệt về văn hóa đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với bất cứ nhà quản lí nào.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, NXB Thống kê)