Người kinh doanh chứng khoán (Dealer) là ai? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Người kinh doanh chứng khoán
Người kinh doanh chứng khoán, tiếng Anh gọi là dealer in securities, thường gọi tắt là dealer.
Người kinh doanh chứng khoán là những cá nhân hoặc công ty thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính tài khoản của mình thay vì thông qua môi giới hay những bên trung gian khác.
Một người kinh doanh chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch cho chính họ bằng tài khoản của họ. Ngược lại với một môi giới, là người đóng vai trò trung gian, thực hiện giao dịch cho khách hàng của mình.
Người kinh doanh chứng khoán đóng vai trò quan trọng trên thị trường. Họ giúp tạo ra thị trường cho chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, và cung cấp dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư. Nghĩa là họ chính là những người tạo lập thị trường, thiết lập mức giá chào bán/chào mua cho các chứng khoán tại thị trường OTC.
Người kinh doanh chứng khoán còn giúp tạo ra thanh khoản trên thị trường và thúc đẩy sự tăng trưởng trong dài hạn.
Hiểu rõ hơn về người kinh doanh chứng khoán
Một người kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán là một cá nhân hoặc một công ty sẵn sàng mua chứng khoán cho tài khoản của họ (bằng giá chào mua) và bán chứng khoán từ tài khoản của họ (bằng giá chào bán).
Một người kinh doanh chứng khoán sẽ kiếm lời từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, từ đó tạo ra thanh khoản cho thị trường. Họ không thực hiện kinh doanh cho khách hàng của họ và cũng không hỗ trợ thực hiện giao dịch cho các bên.
Một người kinh doanh chứng khoán (dealer) khác với một người giao dịch (trader). Một người kinh doanh chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán vì đây là công việc kinh doanh của họ, còn hoạt động mua và bán chứng khoán cho tài khoản cá nhân của một người giao dịch không dựa trên một nền tảng kinh doanh.
Trong những năm gần đây, khả năng kiếm lời của một dealer đang gặp khó khăn vì nhiều nguyên nhân, bao gồm yêu cầu phải cải tiến công nghệ liên tục để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, sự bão hòa trong ngành, và môi trường pháp lí cao, làm tăng chi phí thẩm định rủi ro.
(Theo Investopedia)