Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP) là gì? Hạn chế của ngang giá sức mua
Mục Lục
Ngang giá sức mua
Ngang giá sức mua trong tiếng Anh là Purchasing Power Parity, viết tắt là PPP.
Ngang giá sức mua là một thước đo phân tích vĩ mô so sánh khả năng sản xuất và mức sống giữa các quốc gia. Ngang giá sức mua là học thuyết kinh tế so sánh tiền tệ của các quốc gia thông qua cách tiếp cận về giỏ tiền tệ.
Theo khái niệm này, hai loại tiền tệ đang ở trạng thái cân bằng được gọi là hai loại tiền tệ ngang giá khi một giỏ hàng hóa có giá như nhau ở cả hai quốc gia, có tính đến tỉ giá hối đoái.
Công thức tính ngang giá sức mua
Ngang giá sức mua và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong kinh tế vĩ mô đương đại, GDP đề cập đến tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia. GDP danh nghĩa tính toán giá trị tiền tệ theo các giá trị tuyệt đối. GDP thực điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa theo lạm phát.
Tuy nhiên, một số phương pháp tính toán thậm chí còn đi xa hơn, điều chỉnh GDP theo ngang giá sức mua. Sự điều chỉnh này nhằm mục đích chuyển đổi GDP danh nghĩa thành một con số dễ so sánh hơn giữa các quốc gia với các loại tiền tệ khác nhau.
Ví dụ, một chiếc áo phông ở Mỹ có giá 10 USD và và ở Đức là 8 EUR. Để có thể so sánh, trước tiên chúng ta phải chuyển đổi 8 EUR sang USD. Nếu tỉ giá hối đoái trong trường hợp này ở mức 8 EUR đổi sang được 15 USD, thì ngang giá sức mua sẽ là 15/10 hoặc 1,5.
Nói cách khác, với mỗi 1 USD chi cho áo phông ở Mỹ, phải mất 1,5 USD để mua chiếc áo tương tự ở Đức bằng đồng euro.
Các hạn chế của ngang giá sức mua
Chi phí vận chuyển
Hàng hóa không có sẵn trong nội địa phải được nhập khẩu, làm phát sinh chi phí vận chuyển. Những chi phí này không chỉ bao gồm tiền nhiên liệu mà còn cả thuế nhập khẩu. Do đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ bán với giá tương đối cao hơn so với hàng hóa có nguồn gốc nội địa giống hệt nhau.
Khác biệt thuế
Thuế đánh vào hàng hóa của chính phủ như thuế giá trị gia tăng có thể cao hơn ở một quốc gia so với các quốc gia khác.
Sự can thiệp của chính phủ
Thuế quan có thể làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng đáng kể, dẫn tới các sản phẩm tương tự ở những nước khác sẽ rẻ hơn tương đối.
Các chi phí khác
Các yếu tố chi phí đầu vào của hàng hóa như chi phí bảo hiểm, vệ sinh và lao động ở các quốc gia là rất khác nhau và khó có thể so sánh ngang giá giữa các quốc gia
Cạnh tranh
Hàng hóa có thể được cố tình định giá cao hơn trong một quốc gia. Trong một số trường hợp, giá cao hơn là do một công ty có thể có lợi thế cạnh tranh so với những nhà cung cấp khác, giữ thế độc quyền riêng hoặc là một phần của một tập đoàn độc quyền.
(Theo investopedia.com)