Ngang bằng lãi suất không bảo đảm (Uncovered Interest Rate Parity - UIP) là gì?
Mục Lục
Ngang bằng lãi suất không bảo đảm
Ngang bằng lãi suất không bảo đảm, tiếng Anh gọi là uncovered interest rate parity, viết tắt là UIP.
Ngang bằng lãi suất không bảo đảm là lí thuyết cho rằng sự khác biệt lãi suất giữa hai quốc gia sẽ bằng với sự thay đổi tỉ giá của hai đồng tiền trong cùng một giai đoạn.
Nó cũng là một dạng ngang bằng lãi suất (IRP) được sử dụng bên cạnh ngang bằng lãi suất bảo đảm.
Nếu mối quan hệ ngang bằng lãi suất không bảo đảm không duy trì, thì sẽ xuất hiện một cơ hội kiếm lợi nhuận phi rủi ro bằng chiến lược kinh doanh chênh lệch giá tiền tệ hoặc kinh doanh chênh lệch giá forex.
Công thức cho ngang bằng lãi suất không bảo đảm
Tỷ giá kì hạn của tiền tệ là tỷ giá tại một thời điểm trong tương lai, ngược lại với tỷ giá giao ngay, là tỷ giá ngay lúc này. Tỷ giá kì hạn có sẵn tại ngân hàng và các bên kinh doanh tiền tệ cho phạm vi thời gian từ dưới một tuần cho đến tận năm năm hoặc hơn nữa.
Cũng như yết giá tỷ giá giao ngay, yết giá của tỷ giá kì hạn cũng có chênh lệch giá mua-giá bán.
Khoản chênh lệch giữa tỷ giá kì hạn và tỷ giá giao ngay được gọi là điểm hoán đổi. Nếu khoản chênh lệch này (tỷ giá kì hạn trừ tỷ giá giao ngay) là dương, thì được gọi là thặng dư kì hạn, còn khoản chênh lệch âm được gọi là chiết khấu kì hạn.
Đồng tiền có lãi suất thấp hơn sẽ được giao dịch với thặng dư kì hạn trên đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Ví dụ, đồng đô la Mỹ thường được giao dịch với thặng dư kì hạn trên đồng đô la Canada. Ngược lại, đồng đô la Canada giao dịch với chiết khấu kì hạn trên đồng đô la Mỹ.
Khác biệt giữa ngang bằng lãi suất bảo đảm và ngang bằng lãi suất không bảo đảm
Ngang bằng lãi suất bảo đảm (Covered Interest Parity - CIP) bao gồm việc sử dụng hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kì hạn để đảm bảo cho tỷ giá. Trong khi đó, ngang bằng lãi suất không bảo đảm (UIP) là sự dự đoán tỷ giá và không phòng vệ rủi ro trực tiếp đến từ tỷ giá - nên không có hợp đồng kì hạn tỷ giá và chỉ sử dụng tỷ giá giao ngay kì vọng.
Không có khác biệt nào về lí thuyết giữa ngang bằng lãi suất không bảo đảm và ngang bằng lãi suất bảo đảm khi tỷ giá kì hạn và tỷ giá giao ngay kì vọng giống nhau.
(Theo Investopedia)