Nền tảng giao dịch (Trading Platform) là gì? Đặc điểm và cách lựa chọn
Mục Lục
Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch trong tiếng Anh là Trading Platform.
Nền tảng giao dịch là phần mềm được sử dụng cho việc giao dịch: mở, đóng và quản lí các vị thế thị trường thông qua một trung gian tài chính như một nhà môi giới trực tuyến.
Các nền tảng giao dịch trực tuyến thường được các nhà môi giới cung cấp miễn phí hoặc với mức chiết khấu, để đổi lấy việc duy trì tài khoản được tài trợ và/ hoặc thực hiện một số lượng giao dịch nhất định trong mỗi tháng.
Các nền tảng giao dịch tốt nhất sẽ cung cấp một hỗn hợp các tính năng mạnh mẽ và phí giao dịch thấp.
Đặc điểm của Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch là phần mềm cho phép các nhà đầu tư và nhà giao dịch đặt lệnh giao dịch và giám sát tài khoản thông qua các trung gian tài chính.
Thông thường, các nền tảng giao dịch sẽ kết hợp các tính năng khác lại với nhau, chẳng hạn như báo giá thời gian thực, công cụ biểu đồ, tin tức và thậm chí là các nghiên cứu cao cấp.
Nền tảng cũng có thể được thiết kế riêng cho các thị trường cụ thể, chẳng hạn như cổ phiếu, tiền tệ, quyền chọn hoặc sàn giao dịch tương lai.
Ở Mỹ, có hai loại nền tảng giao dịch: nền tảng giao dịch Prop (Prop plaform) và nền tảng giao dịch thương mại (Commercial platform).
Như tên gọi của chúng, các nền tảng thương mại nhắm mục tiêu vào các nhà giao dịch trong ngày (Day trader) và nhà đầu tư cá nhân (Retail investor).
Nền tảng giao dịch thương mại dễ sử dụng và được đặc trưng bởi một loạt các tính năng hữu ích, chẳng hạn như cung cấp tin tức và biểu đồ, thuận tiên cho học hỏi và nghiên cứu của nhà đầu tư.
Trong khi đó, nền tảng giao dịch Prop là các nền tảng tùy chỉnh được phát triển bởi các nhà môi giới lớn để phù hợp với yêu cầu cụ thể và phong cách giao dịch của họ.
Nahf giao dịch sử dụng nhiều nền tảng giao dịch khác nhau tùy thuộc vào phong cách và khối lượng giao dịch của họ.
Cách lựa chọn Nền tảng giao dịch
Khi quyết định lựa chọn giữa các nền tảng giao dịch, nhà giao dịch và nhà đầu tư nên xem xét cả mức phí giao dịch, cùng với các tính năng có sẵn.
Ở thị trường Mỹ, các nhà giao dịch trong ngày và nhà giao dịch ngắn hạn có thể yêu cầu các tính năng như báo giá cấp 2 và biểu đồ theo chiều sâu của nhà tạo lập thị trường để hỗ trợ ra quyết định.
Trong khi đó, các nhà giao dịch quyền chọn có thể cần các công cụ được thiết kế đặc biệt để thấy được các chiến lược quyền chọn.
Phí giao dịch cũng cần được cân nhắc trong khi lựa chọn giữa các nền tảng giao dịch.
Ví dụ: các nhà giao dịch sử dụng chiến lược giao dịch Scalping (là chiến lược giao dịch ngắn hạn hướng đến việc chốt được nhiều lệnh từ những thay đổi nhỏ về giá), sẽ bị thu hút bởi các nền tảng với mức phí thấp.
Nói chung, phí giao dịch thấp hơn luôn luôn được ưu tiên nhưng có thể có sự đánh đổi, nên cần được cân nhắc kĩ. Ví dụ, phí giao dịch thấp có thể không có lợi nếu sang các tính năng và nghiên cứu thông tin ít hơn những nền tảng có phí giao dịch cao hơn.
Một số nền tảng giao dịch có thể không nhận được tin tưởng hoặc chỉ dùng được cho một số nhà trung gian hoặc nhà môi giới cụ thể.
Do đó, các nhà đầu tư cũng nên xem xét danh tiếng của nhà trung gian hoặc nhà môi giới trước khi cam kết sử dụng một nền tảng giao dịch.
Cuối cùng, các nền tảng giao dịch có thể có các yêu cầu cụ thể để đủ điều kiện sử dụng.
Ví dụ ở thị trường Mỹ, nền tảng giao dịch trong ngày yêu cầu các nhà giao dịch có ít nhất 25.000 USD tiền vốn trong tài khoản của họ và được chấp thuận cho giao dịch kí quĩ.
Trong khi đó, các nền tảng quyền chọn có thể yêu cầu sự chấp thuận để giao dịch các loại quyền chọn khác nhau trước khi được sử dụng nền tảng giao dịch.
(Theo Investopedia)