Mức chi trả nợ (Debt Service) là gì?
Mục Lục
Mức chi trả nợ
Mức chi trả nợ trong tiếng Anh là Debt Service.
Mức chi trả nợ là khoản tiền được yêu cầu để trả cho việc trả lãi và gốc cho một khoản nợ trong một thời gian cụ thể. Nếu một cá nhân đang vay thế chấp hoặc vay sinh viên, người vay cần tính toán mức chi trả nợ hàng năm hoặc hàng tháng cần thiết cho mỗi khoản vay.
Theo cách tương tự, các công ty phải đáp ứng các yêu cầu về mức chi trả nợ đối với các khoản vay và trái phiếu phát hành ra công chúng. Khả năng trả nợ là một yếu tố khi một công ty cần huy động thêm vốn để vận hành doanh nghiệp.
Hiểu về Mức chi trả nợ
Trước khi công ty tiếp cận một ngân hàng cho vay thương mại hoặc xem xét mức lãi suất để đưa ra một đợt phát hành trái phiếu, công ty cần phải tính hệ số khả năng trả nợ (debt service coverage ratio - DSCR). Hệ số này giúp xác định khả năng chi trả của người vay vì nó so sánh thu nhập ròng của công ty với lượng tiền gốc và lãi mà công ty phải trả. Nếu người cho vay nhận thấy doanh nghiệp không thể tạo ra thu nhập ổn định cho mức chi trả nợ thì người cho vay không cho vay.
Cả người cho vay và trái chủ (người cho nhà phát hành vay tiền thông qua việc mua trái phiếu) đều quan tâm đến đòn bẩy vốn của một công ty. Thuật ngữ này đề cập đến tổng số nợ mà công ty sử dụng để tài trợ cho việc kinh doanh của chính mình. Nếu một doanh nghiệp có nhiều nợ hơn, công ty cần tạo ra lợi nhuận cao hơn trong báo cáo hoạt động kinh doanh để trả nợ, và một công ty phải có khả năng tạo ra lợi nhuận nhất quán để có thể mang một gánh nặng nợ cao.
Ví dụ công ty ABC đang tạo ra lợi nhuận vượt quá và có thể phục vụ nhiều khoản nợ hơn, nhưng công ty phải tạo ra lợi nhuận hàng năm để bù đắp cho mức chi trả nợ của mỗi năm.
Các quyết định về nợ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một công ty có thu nhập ổn định, đáng tin cậy có thể huy động thêm tiền bằng việc sử dụng các khoản nợ, trong khi một doanh nghiệp có lợi nhuận không ổn định phải phát hành thêm cổ phiếu, chẳng hạn như cổ phiếu phổ thông, để huy động vốn.
(Theo Investopedia)