Mô hình sáng tạo của Osborn (Osborn's creativity model) là gì?
Mục Lục
Mô hình sáng tạo của Osborn
Mô hình sáng tạo của Osborn tạm dịch sang tiếng Anh là Osborn's creativity model.
Mô hình sáng tạo của Osborn là một trong các phương pháp để giải quyết vấn đề.
Trong mô hình sáng tạo của Osborn, quá trình giải quyết vấn đề gồm 3 giai đoạn là tìm hiểu thực tế, phát triển ý tưởng và đưa ra giải pháp.
Mô hình này giúp mọi người vượt qua những sáng tạo và đổi mới.
Các giai đoạn của mô hình
- Giai đoạn tìm hiểu thực tế (Fact finding)
Nhận diện thu thập và phân tích những dữ liệu cần thiết;
Xác định vấn đề chung, trọng tâm cần giải quyết, sau đó xác định những vấn đề phụ. Cần tránh nhầm lẫn vấn đề với hiện tượng;
- Giai đoạn tìm ý tưởng (Idea finding)
Tạo ra những ý tưởng mới cùng những định hướng sau đó phát triển những ý tưởng này bằng cách bổ sung hay kết hợp chúng với các ý tưởng khác nếu thấy cần thiết;
Không vội phê bình, chỉ trích ý tưởng mới khi nó vừa được đưa ra. Một người có thể đưa ra nhiều ý tưởng. Không vội đánh giá phê bình các ý tưởng, nếu có thì nên ghi các đánh giá phê bình đó ra giấy.
Nhóm càng nghĩ ra nhiều ý tưởng càng có cơ may tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề.
- Giai đoạn tìm giải pháp (Solution finding)
Nhận diện đánh giá các ý tưởng, các giải pháp, chương trình sơ bộ và cách thức thực hiện chương trình đã lựa chọn;
Tìm giải pháp dựa vào việc phản biện các ý tưởng, phân tích các ưu điểm nhược điểm, và tìm thêm giải pháp để hạn chế nhược điểm, bổ sung thêm các giải pháp cho ý tưởng đó;
Nếu có nhiều ý tưởng, giải pháp có khả năng như nhau thì nhóm chọn ra giải pháp khả thi nhất hoặc chọn lựa thống nhất bằng hình thức biểu quyết.
Ý nghĩa
Quá trình xử lí công việc hao tốn sức lực và tài chính, nếu nhóm có phương pháp và cách tổ chức điều hành phù hợp thì quá trình xử lí công việc đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu nhóm không tổ chức tốt, quản trị tốt và không có phương pháp thì công việc nhóm khó hoàn thành, tiêu tốn chi phí và thời gian.
Nếu giải quyết tốt các vấn đề theo nhóm, nhóm sẽ:
- Công việc nhóm đạt hiệu quả cao;
- Đưa ra những giải pháp sáng tạo tập hợp từ ý kiến của các thành viên;
- Huy động nguồn nhân lực, thu hút mọi người vào công việc;
- Tạo môi trường làm việc thân thiện kích thích các thành viên làm việc hiệu quả;
- Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập.
(Tài liệu tham khảo: Kĩ năng tổ chức tham gia hoạt động nhóm, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)