Mở cửa quốc tế (International Opening) là gì? Tiến trình mở cửa quốc tế và các cấp độ
Mục Lục
Mở cửa quốc tế
Mở cửa quốc tế trong tiếng Anh là International Opening.
Mở cửa quốc tế được hiểu là mở cửa biên giới chính trị quốc gia cho việc xuất khẩu sản phẩm nội địa ra nước ngoài.
Mở cửa quốc tế là đối lập với khái niệm "đóng kín" lâu dài trước đó với việc sản phẩm chỉ được tiêu thụ trong khuôn khổ nhỏ hẹp của thị trường mỗi quốc gia.
Mở cửa quốc tế nói ở đây được giới hạn trong nền kinh tế thị trường vì trước đó tuy đã có mở cửa và xuất khẩu nhưng vẫn được xem là hiện tượng tự phát.
Tiến trình mở cửa quốc tế và các cấp độ của Marketing quốc tế
C. Croué cho rằng, khái niệm mở cửa quốc tế tuy không phải là nội dung mới nhưng giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn các cấp độ khác nhau của Marketing quốc tế theo 4 pha cụ thể sau:
Pha 1. Mở cửa nhỏ lẻ và phân tán (Sporadic Opening)
Như vậy, thị trường nội địa và Marketing quốc gia vẫn đóng vai trò thống trị. Sản phẩm xuất khẩu chỉ là số dư thừa trong nước chứ không phải những sản phẩm được thiết kế riêng cho thị trường nước ngoài, do đó hiệu quả xuất khẩu thấp.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường xuất khẩu lại khả quan. Việc xuất khẩu thăm dò của pha này tạo ra bước chuyển đổi nhanh chóng từ Marketing quốc gia đến Marketing quốc tế.
Pha 2. Kinh doanh quốc tế (International Business)
Đây là vấn đề nổi bật của pha 2 là: xuất khẩu – kinh doanh quốc tế – xuất khẩu. Cùng với xuất khẩu sản phẩm tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại, xuất khẩu vốn và công nghệ thường đóng vai trò lớn thông qua đầu tư quốc tế và sản xuất quốc tế.
Quốc tế hoá (còn gọi là "đa quốc gia hoá" – Multinationalisation) là pha quan trọng của tiến trình mở cửa quốc tế một cách mạnh mẽ nhờ mở rộng hàng loạt các văn phòng giao dịch, trung tâm bán hàng, mạng lưới thương mại ở nước ngoài, nhất là hình thức nhượng quyền thương mại (Franchising).
Trong pha này, kinh nghiệm quản lí và tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất được chú trọng.
Quốc tế hoá càng đòi hỏi phải có các phương pháp đánh giá rủi ro (về chiến lược, tài chính, thương mại), do vậy Marketing quốc tế càng phải chú trọng tầm chiến lược, việc kế hoạch hoá marketing phải trở thành công cụ hữu hiệu.
Vì vậy, pha này tương ứng với bước phát triển cao của Marketing quốc tế ở cấp độ Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing).
Đây là giai đoạn phát triển cao của sự liên kết xuất khẩu – đầu tư – công nghệ trên cấp độ toàn cầu, với chiến lược sản phẩm toàn cầu, chiến lược thị trường toàn cầu, công nghệ Internet toàn cầu của những công ty toàn cầu.
Do vậy ở pha này, Marketing quốc tế được mở rộng trên cấp độ Marketing toàn cầu, trong đó Marketing dịch vụ được chú trọng.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)