Marketing quốc tế (International Marketing) là gì?
Mục Lục
Marketing quốc tế (International Marketing)
Marketing quốc tế trong tiếng Anh là International Marketing. Marketing quốc tế là một quá trình nhận dạng hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nước ngoài mong muốn và sau đó cung cấp chúng đúng nơi, đúng giá.
Hay có thể hiểu như sau:
Marketing quốc tế là việc áp dụng các nguyên tắc Marketing cơ bản để đáp ứng đa dạng nhu cầu và mong muốn của những người cư trú xuyên biên giới quốc gia.
Sự cần thiết phải áp dụng Marketing quốc tế
* Trong nước
- Thị trường trong nước quá nhỏ và phân mảnh
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt khi thị trường mở cửa
- Năng lực sản xuất dư thừa
- Chính sách thúc đẩy ra thị trường nước ngoài
* Nước ngoài
- Do thế giới ngày càng "phẳng", tạo ra cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường.
- Do những lợi ích đáng kể từ quốc tế hóa, tìm kiếm các nguồn tài nguyên.
Nội dung Marketing quốc tế
Hoạt động Marketing quốc tế bao gồm:
(1) Đánh giá thị trường quốc tế
Đánh giá thị trường quốc tế là việc đánh giá các yếu tố sau:
- Nhu cầu cơ bản và tiềm năng
- Các điều kiện về kinh tế và tài chính
- Những tác động của chính trị và luật pháp
- Những tác động của văn hoá và xã hội
- Môi trường cạnh tranh
- Nghiên cứu thực địa
(2) Tìm hiểu phân khúc thị trường
- Tìm hiểu về phân khúc thị trường nhằm xác định các nhóm khách hàng riêng biệt có sự khác biệt quan trọng về động thái mua.
- Các thị trường được phân khúc theo: Địa lí, đặc điểm nhân khẩu, các yếu tố văn hóa xã hội, tâm lí.
- Mục đích: Thiết kế chiến lược Marketing mix (Marketing hỗn hợp) phù hợp từng phân khúc thị trường nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng.
- Các nhà quản trị công ty đa quốc gia xem xét phân khúc thị trường ở quốc gia khác cần nhận biết hai vấn đề: Sự khác biệt giữa các nước trong cấu trúc các phân khúc thị trường và các phân khúc thị trường không có biên giới quốc gia.
(3) Các chiến lược Marketing quốc tế
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược chiêu thị
- Chiến lược giá
(Tài liệu tham khảo: Chiến lược kinh doanh quốc tế, Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica)