Lượng cung (Quantity Supplied) là gì? Đặc điểm và cách xác định trong thị trường hoàn hảo
Mục Lục
Lượng cung
Lượng cung trong tiếng Anh là Quantity Supplied.
Trong kinh tế học, lượng cung mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp tại một mức giá thị trường nhất định.
Sự thay đổi của cung để đáp ứng với thay đổi về giá được gọi là độ co giãn của cung theo giá.
Lượng cung tùy thuộc vào mức giá và giá được cơ quan chính phủ đặt ra bằng cách sử dụng giá trần hoặc giá sàn hoặc được thiết lập bởi các rào cản thị trường.
Đặc điểm của Lượng cung
Thông thường, lượng cung tăng khi giá của nó tăng và lượng cầu giảm khi giá của nó giảm. Nhưng nếu một mức giá trần được thiết lập, các nhà cung cấp buộc phải cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tại mức giá thấp hơn giá trần, bất kể chi phí sản xuất.
Kiểm soát số lượng nhà cung cấp
Các nhà cung cấp luôn muốn bán được giá cao và lượng cung nhiều để tối đa hóa lợi nhuận.
Các nhà cung cấp thường có thể kiểm soát được lượng cung nhưng không không thể kiểm soát lượng cầu hàng hóa tại các mức giá khác nhau.
Nếu các rào cản thị trường cho phép tự do và không có những qui định, người tiêu dùng luôn muốn lượng cầu được đáp ứng ở mức giá thấp nhất có thể.
Xác định Lượng cung trong điều kiện thị trường hoàn hảo
Lượng cung tối ưu là số lượng tại đó người tiêu dùng mua tất cả lượng cung. Để xác định lượng cung, các đường cung và cầu đã biết được vẽ trên cùng một biểu đồ. Trên đồ thị cung cầu, sản lượng nằm trên trục x và giá nằm trên trục y.
Đường cung dốc lên vì lượng cung tăng nhiều hơn nếu giá cao hơn. Đường cầu dốc xuống vì lượng cầu giảm đi khi giá tăng.
Giá cân bằng và sản lượng cân bằng được tính từ điểm giao nhau của đường cung và đường cầu. Điểm giao nhau gọi là điểm cân bằng, cho thấy lượng cung bằng với lượng cầu. Đây là lượng cung lí tưởng.
Một nhà sản xuất cung cấp sản lượng thấp hơn sản lượng cân bằng sẽ bị thiếu hụt hàng hóa, dẫn tới mất đi lợi nhuận tiềm năng. Nếu lượng cung lớn hơn sản lượng cân bằng, dẫn đến sự dư thừa hàng hóa.
Áp lực cung cầu trên thị trường
Về mặt lí thuyết, thị trường sẽ tìm cách để cân bằng, nhưng có nhiều rào cản thị trường làm thị trường mất cân bằng.
Nhiều thị trường không hoạt động tự do; thay vào đó, thị trường phải đối mặt với các lực lượng bên ngoài, chẳng hạn như các qui tắc và qui định của chính phủ có ảnh hưởng đến số lượng nhà cung cấp được phép cung cấp.
Một yếu tố khác để xem xét là độ co giãn của cung và cầu. Nếu cung và cầu co giãn, thì cung và cầu dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng với những thay đổi về giá cả.
Khi không co giãn, cung cầu không thay đổi dù giá có thay đổi. Hàng hóa không co giãn không phải lúc nào cũng được sản xuất và tiêu thụ ở trạng thái cân bằng.
(Theo Investopedia)