Lược đồ rủi ro (Risk Profile) là gì? Đặc trưng, ý nghĩa của lược đồ rủi ro
Mục Lục
Lược đồ rủi ro (Risk Profile)
Lược đồ rủi ro trong tiếng Anh là Risk Profile.
Lược đồ rủi ro là mô hình dùng để phân tích thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Lược đồ rủi ro hình thành trên cơ sở khái niệm chỉ số ích lợi của Neumann và Morgenstern.
Đặc trưng, ý nghĩa của lược đồ rủi ro
Ví dụ, chúng ta có thể hỏi những người trong giới kinh doanh xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu để chơi một trò chơi may rủi có cơ hội ăn thua 50/50 để được 1 đô la hoặc không được gì cả.
Hình 1 - Nguồn: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Trung lập với rủi ro
Nếu có thái độ trung lập đối với rủi ra, họ sẽ sẵn sàng trả 50 xu để chơi một trò chơi như vậy (điểm A trong hình 1). Thái độ này cho thấy họ coi 50 xu là tương đương với tính xác định trong trò chơi cơ hội ăn thua 50/50 để được 1 đô la hoặc không được gì cả.
Khi tồn tại thái độ trung lập như vậy đối với rủi ro, thuật ngữ giá trị kì vọng bằng tiền được sử dụng để chỉ sự tương đương với tính xác định của một rủi ro. Người ta tính được đại lượng này bằng cách lấy giá trị bằng tiền của từng kết cục và gia quyền theo xác suất xuất hiện của nó.
Trong trường hợp trên, giá trị kì vọng là: 0.5 x 1 đô + 0.5 x 0 đô la = 50 xu.
Ghét rủi ro
Nếu các nhà kinh doanh ghét rủi ro, không thích mạo hiểm, thì khi đừng trước một trò chơi có cơ hội thu được 1 đô la hoặc không được gì như trên, có thể họ chỉ sẵ sàng chi ra 30 xu chứ không phải 50 xu để được chơi (điểm B trong hình 1).
Mức chênh lệch giữa giá trị tương đương với tính xác định là 50 xu, được tính dựa vào tiêu chuẩn giá trị kì vọng, và giá trị tương đương với tính xác định của các nhà kinh doanh thận trọng là 30 xu, biểu thị phần thưởng cho việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro (đoạn AB trong hình 1).
Phần thưởng này là cần thiết để các nhà kinh doanh chấp nhận rủi ro.
Thích rủi ro
Mặt khác, nếu nhà đầu tư nghĩ mình là người đầu cơ (thích rủi ro), họ có thể coi cơ hội 50/50 để thu được 1 đô la hoặc không được gì cũng tương tự như 75 xu trong trường hợp xác định (điểm C trong hình).
Kết luận
- Bằng việc thử đưa cho giới kinh doanh một số lớn cơ hội 50/50 như trên, chúng ta có thể thiết lập một lược đồ hoàn chính bảo gồm các trường hợp minh họa trong hình 1.
- Thái độ đối với rủi ro không chỉ phụ thuộc vào tính cách người có quyền đưa ra quyết định. Nó còn bị chi phối bởi phần thưởng và tổn thất có thể gây ra. Khi rủi ro của một dự án có thể gây ra tổn thức đến mức nguy hiểm cho sự tồn tại của công ty bảo trợ dự án thì các giám đốc thường có thái độ thận trọng với rủi ro.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)