Lược đồ bàng quan (Indifference map) là gì? Biểu diễn lược đồ bàng quan
Mục Lục
Lược đồ bàng quan (Indifference map)
Lược đồ bàng quan trong tiếng Anh là Indifference map. Lược đồ bàng quan là tập hợp các đường bàng quan được xếp theo một thứ tự nhất định để biểu thị bằng hình ảnh ích lợi cá nhân tăng dần khi di chuyển ngày càng xa gốc tọa độ.
Lược đồ bàng quan là sự kết hợp của các đường cong bàng quan, cho phép hiểu được sự thay đổi về số lượng hoặc loại hàng hóa có thể thay đổi mô hình tiêu thụ.
(Theo Policonomics, Indifference curves)
Thuật ngữ liên quan
Đường bàng quan (Indifference curves) là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng.
Tính chất của đường bàng quan
Đường bàng quan, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
Các đường bàng quan thể hiện sở thích của một người tiêu dùng có những tính chất sau:
- Đường bàng quan là một đường dốc xuống theo chiều di chuyển từ trái sang phải. Giả sử ta có một đường bàng quan U1 như thể hiện trong hình 2.
- Khi biểu diễn sở thích của cùng một người tiêu dùng, các đường bàng quan khác nhau sẽ không bao giờ cắt nhau.
- Đường bàng quan có xu hướng thoải dần khi di chuyển từ trái sang phải.
- Xuất phát từ gốc tọa độ, càng tiến ra phía ngoài, độ thỏa dụng mà đường bàng quan biểu thị sẽ ngày càng cao.
Biểu diễn lược đồ bàng quan
Đường bàng quan (1,2,3,4) là hình ảnh biểu thị quan điểm ích lợi thứ tự và các số ghi trên đường bàng quan không bao giờ cắt nhau vì nếu chúng cắt nhau, thì điều này có nghĩa là người tiêu dùng đã lựa chọn giữa hai hàng hóa một cách không nhất quán và bất hợp lí.
Nguồn: Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
Về nguyên tắc, các đường bàng quan 1,2,3... có thể chấp nhận dạng đầy đủ như trong lược đồ, nhưng trên thực tế chỉ có phần liền các đường này là có ý nghĩa. Nguyên nhân ở đây là khi đường bàng quan trở nên thẳng đứng, người tiêu dùng hoàn toàn thỏa mãn với hàng hóa Y và không sẵn sàng từ bỏ thêm một số đơn vị X để đổi lấy Y.
Khi các đường bàng quan trở nên nằm ngang, người tiêu dùng hoàn toàn thỏa mãn với hàng hóa X và không sẵn sàng từ bỏ thêm một số đơn vị Y để đổi lấy X. Đường R1 và R2 đánh dấu giới hạn của phần đường bàng quan thực sự có ý nghĩa.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân; Đường bàng quan, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng)