Lợi suất trái phiếu chính phủ (Government Bond Yield) là gì? Đặc điểm và một số lưu ý
Mục Lục
Lợi suất trái phiếu chính phủ
Khái niệm
Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tiếng Anh là Government Bond Yield hay Sovereign Bond Yield.
Lợi suất trái phiếu chính phủ là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ (phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ).
Nói cách khác, lợi tức trái phiếu chính phủ là tỉ lệ lãi suất mà chính phủ một quốc gia có thể vay. Trái phiếu chính phủ được chính phủ bán cho các nhà đầu tư để quyên tiền cho chi tiêu chính phủ, như tài trợ tài chính cho chiến tranh.
Đặc điểm Lợi suất trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ, giống như các trái phiếu khác sẽ cung cấp một khoản lợi tức cho trái chủ và hoàn lại toàn bộ mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn. Khoản lợi tức này được tính bằng lợi suất trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu chính phủ là cách thức lấp đầy khoảng trống ngân sách được ưu tiên sử dụng bởi các chính phủ.
Nhiều loại trái phiếu chính phủ được coi là không có rủi ro như chứng khoán Kho bạc Mỹ, khi định giá các trái phiếu này nhà đầu tư không xem xét rủi ro tín dụng và các trái phiếu này cũng có lãi suất thấp hơn trái phiếu có rủi ro cao hơn.
Mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ và lợi suất trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá cao của một quốc gia thường là thước đo phần bù rủi ro cho các trái phiếu doanh nghiệp.
Xem xét tất cả các yếu tố này khi xem xét đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu của một doanh nghiệp trong quốc gia này là rất quan trọng.
Về mặt lí thuyết, trái phiếu chính phủ bằng tiền nội địa được coi là không có rủi ro vì chúng được phát hành bởi đồng tiền của chính phủ phát hành và chính phủ đó luôn có thể in thêm tiền để thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trái phiếu sẽ mất giá trị và lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ giảm đáng kể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu chính phủ bao gồm uy tín tín dụng của chính phủ phát hành, giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường hối đoái và sự ổn định của chính phủ phát hành.
Năm 2008, lãi suất trái phiếu Mỹ giảm do Mỹ là nước gây ra khủng hoảng tài chính.
Nhà đầu tư cần nhớ rằng không có công cụ nào là phi rủi ro trong lĩnh vực đầu tư ngay cả trái phiếu chính phủ.
Một số lưu ý
Lợi suất trái phiếu chính phủ thường dựa trên sự ổn định tài chính của chính phủ phát hành và khả năng trả nợ của họ.
Có nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế thường đánh giá mức độ tín nhiệm của trái phiếu chính phủ và lợi suất trái phiếu chính phủ như Moody's, Standard & Poor's và Fitch.
Các bảng xếp hạng này dựa trên các yếu tố sau:
- Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Lịch sử vỡ nợ của chính phủ
- Thu nhập bình quân đầu người trong cả nước
- Tỉ lệ lạm phát
- Các khoản nợ bên ngoài của chính phủ
- Mức độ phát triển kinh tế
Khi một chính phủ đang gặp bất ổn chính trị hay bị các yếu tố bên ngoài gây ra bất ổn, rủi ro chính phủ đó vỡ nợ và không thể thanh toán các khoản nợ của mình là rất cao.
Nhiều cuộc khủng hoảng nợ công đã xảy ra trong quá khứ, khi đó thị trường sẽ bắt đầu định giá giá trái phiếu bằng phần bù tín dụng dẫn đến chi phí vay mới cho các chính phủ phát hành nợ tăng lên.
Ngay cả khi không có rủi ro tín dụng, lợi suất trái phiếu chính phủ vẫn bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá hối đoái và lãi suất trong nước.
Điều này sẽ càng đúng nếu các chính phủ đi vay bằng ngoại tệ (trái phiếu quốc tế chính phủ), ví dụ như một quốc gia ở Nam Mỹ vay bằng đồng đô la khi đồng đồng nội tệ mất giá có thể khiến việc trả nợ khó khăn hơn.
Phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ thường là lựa chọn được thực hiện bởi các quốc gia có tiền tệ không mạnh.
(Theo Investopedia)