1. Kinh tế học

Hộp Edgeworth (Edgeworth box) là gì? Minh họa bằng lược đồ bàng quan thiết lập hộp Edgeworth

Mục Lục

Hộp Edgeworth (Edgeworth box)

Hộp Edgeworth trong tiếng Anh là Edgeworth box.

Hộp Edgeworth (Edgeworth box) là công cụ tư duy để phân tích những mối quan hệ có thể có giữa hai cá thể hoặc hai nước bằng cách sử dụng lượng đồ bàng quan.

Minh họa bằng lược đồ bàng quan thiết lập hộp Edgeworth

Hộp Edgeworth được thiết lập trên cơ cở sử dụng lược đồ bàng quan của hai cá nhân (A và B) về hai hàng hóa (X và Y), ta có hình sau:

Sở thích của cá nhân A được biểu thị bằng ba đường bàng quan A1, A2 và A3, tương ứng với các mức thỏa mãn cao hơn khi chúng ta di chuyển ra xa gốc tọa độ OA. Sở thích của cá nhân B được biểu thị bằng ba đường bàng quan B1, B2 và B3 tương ứng với các mức thỏa mãn cao hơn khi chúng di chuyển ra xa gốc tọa độ OB. 

Cả hai sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa X và Y đều được phản ánh bằng hệ số góc của các đường bàng quan và độ dốc tại bất kì điểm nào trên các đường này đều phản ánh tỉ lệ thay thế cận biên của X và Y.

Chỉ tại các điểm mà đường bàng quan của cá nhân A tiếp xúc đường bàng quan của cá nhân B (các điểm E, F, G như trong hình trên), tỉ lệ thay thế cận biên của cá nhân A về X và Y mới bằng tỉ lệ thay thế cận biên của cá nhân B về X và Y, do đó nhận định của họ về giá trị tương đối của hai hàng hóa mới giống nhau. 

Bắt đầu từ một điểm nào đó, ví dụ Z, cả hai người đều có thể thu lợi từ việc trao đổi với nhau. Tại điểm Z, cá nhân A có nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y, do đó A đánh giá Y cao hơn X và sẵn sàng từ bỏ nhiều hàng hóa X (X1X3) để nhất được một chút hàng hóa Y (Y1Y2). 

Mặt khác tại điểm Z, cá nhân B có nhiều hàng hóa Y và ít hàng hóa X, do đó B đánh giá X cao và sẵn sàng từ bỏ nhiều hàng hóa Y (Y1Y3) để nhận được một chút hàng hóa X (X2X3). Đây là lí do tại sao đường bàng quan B2 của B tương đối dốc tại điểm Z

Hai tập hợp của những nhận định tương đối này về hàng hóa X và Y hứa hẹn khả năng trao đổi có lợi cho cả hai bên. Nếu A từ bỏ một phần hàng hóa X mà anh ta có nhiều và đánh giá thấp để lấy thêm một đơn vị hàng hóa Y mà anh ta có ít và đánh giá cao, anh ta có thể được lợi từ sự trao đổi này. 

Tương tự như vậy, nếu B từ bỏ một phần hàng hóa Y mà anh ta có nhiều và đánh giá thấp để lấy thêm một đơn vị hàng hóa X mà anh ta có ít và đánh giá cao, anh ta cũng ó thể được lợi từ sự trao đổi. Hai người tiếp tục trao đổi X lấy Y và Y lấy X cho đến khi họ đạt được một điểm E hoặc F, nơi mà các đường bàng quan có cùng hệ số góc, do đó tỉ lệ thay thế cận biên của họ về hai hàng hóa giống nhau.

Đường hợp đồng hay đường chào bán trong hình minh họa trên là đường nối tất cả các điểm như E, F và G lại với nhau - những điểm mà tại đó các đường bàng quan tiếp xúc với nhau - và nếu cá nhân A và B xuất phát từ điểm có kết hợp hàng hóa X và Y khác với điểm nằm trên đường hợp đồng, họ có động cơ để tái phân phối hàng hóa X và Y giữa họ với nhau thông qua trao đổi. 

Việc họ kết thúc tại điểm nào trên đường hợp đồng tùy thuộc vào sức mạnh và nghệ thuật thương lượng tương đối của họ. Nếu A mạnh hơn, họ có thể kết thúc ở điểm G, rất xa so với gốc tọa độ OA và anh ta nằm trên đường bàng quan cao A3, trong khi cá nhân B nằm trên đường bàng quan thấp B1, gắn với gốc tóa độ của mình là OB.

Ngược lại nếu B mạnh hơn, họ có thể kết thúc ở điểm E, rất xa so với gốc tọa độ OB và anh ta nằm trên đường bàng quan cao B3, trong khi cá nhân A nằm trên đường bàng quen thấp A1, gắn với gốc tọa độ của mình là OA.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thuật ngữ khác