1. Kinh tế học

Liệu pháp sốc (Shock Therapy) trong kinh tế học là gì?

Mục Lục

Liệu pháp sốc

Liệu pháp sốc trong tiếng Anh là Shock Therapy.

Trong kinh tế học, liệu pháp sốc lập luận rằng những thay đổi đột ngột, mạnh mẽ trong chính sách kinh tế quốc gia có thể biến nền kinh tế do nhà nước kiểm soát thành nền kinh tế thị trường tự do. 

Liệu pháp sốc được đề xuất nhằm chữa trị các căn bệnh khó chữa trong nền kinh tế, chẳng hạn như siêu lạm phát, thiếu hụt và các tác động khác của việc kiểm soát thị trường, để tăng sản lượng kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống.

Tuy nhiên, liệu pháp sốc có thể đi kèm với quá trình chuyển đổi khó khăn, khi giá cả tăng cao từ mức giá cũ do nhà nước kiểm soát đến mức giá thị trường, và nhân viên trong các công ty nhà nước cũ bị mất việc. Điều này có thể tạo ra tình trạng bất ổn dân sự và dẫn đến việc buộc phải thay đổi lãnh đạo chính trị của đất nước.

Nội dung của liệu pháp sốc

Thuật ngữ "liệu pháp sốc" ám chỉ việc sẽ tạo ra sự rung chuyển trong nền kinh tế, với các chính sách kinh tế đột ngột và kịch tính ảnh hưởng đến giá cả và việc làm. 

Các đặc điểm của liệu pháp sốc bao gồm chấm dứt kiểm soát giá cả, tư nhân hóa các thực thể thuộc sở hữu công cộng, và tự do hóa thương mại.

Đối lập của liệu pháp sốc là chủ nghĩa tuần tiến, thể hiện sự chuyển đổi chậm và ổn định từ nền kinh tế được kiểm soát sang nền kinh tế mở. Nền kinh tế mở thường được coi là một chiến lược có trách nhiệm và hiệu quả hơn để cải thiện một nền kinh tế.

Thông thường, các chính sách hỗ trợ liệu pháp sốc bao gồm:

- Chấm dứt kiểm soát giá

- Ngừng các khoản trợ cấp của chính phủ

- Chuyển các ngành công nghiệp nhà nước sang khu vực tư nhân

- Áp dụng chính sách tài khóa chặt chẽ hơn, như tăng thuế suất và giảm chi tiêu chính phủ.

Ưu nhược điểm của liệu pháp sốc

Ưu điểm

- Liệu pháp sốc hiệu quả hơn các phương pháp khác để giải quyết sự mất cân đối kinh tế

- Đặt ra kì vọng rõ ràng cho người tiêu dùng

Nhược điểm

- Nhanh chóng tạo ra bất bình đẳng thu nhập 

- Thất nghiệp tăng

Ví dụ về liệu pháp sốc

Nhà kinh tế học Jeffrey Sachs được biết đến rộng rãi với liệu pháp sốc. Ông đã phát triển một kế hoạch liệu pháp sốc cho Ba Lan vào năm 1990 và một số quốc gia khác, bao gồm Bolivia và Chile.

Vào năm 1985, nhờ vào kết quả của liệu pháp sốc trong kinh tế, Bolivia đã thành công trong việc chấm dứt thời kì siêu lạm phát.

Ba Lan ban đầu dường như cũng được hưởng lợi từ liệu pháp sốc khi lạm phát được kiểm soát, nhưng tỉ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng mạnh lên tới 16,9%. 

(Theo: Investopedia)

Thuật ngữ khác