Lí thuyết về doanh nghiệp (Theory of the Firm) là gì? Nội dung lí thuyết về doanh nghiệp
Mục Lục
Lí thuyết về doanh nghiệp (Theory of the Firm)
Lí thuyết về doanh nghiệp trong tiếng Anh là Theory of the Firm.
Lí thuyết về doanh nghiệp (Theory of the Firm) là một khái niệm về kinh tế vi mô được đưa ra trong kinh tế học tân cổ điển chỉ rằng một công ty tồn tại và đưa ra các quyết định để tối đa hóa lợi nhuận.
Lí thuyết này cho rằng bản chất chung của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là tạo ra nhiều khoảng cách giữa doanh thu và chi phí. Mục tiêu của công ty là xác định giá cả và nhu cầu trong thị trường và phân bổ các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận ròng.
Nội dung lí thuyết về doanh nghiệp
Trong lí thuyết của công ty, hành vi của bất kì công ty nào được cho là được thúc đẩy bởi tối đa hóa lợi nhuận. Lí thuyết chi phối việc ra quyết định có mặt trong nhiều khía cạnh bao gồm phân bổ nguồn lực, kĩ thuật sản xuất, điều chỉnh giá và khối lượng sản xuất.
Phân tích kinh tế ban đầu tập trung vào các ngành công nghiệp rộng lớn, nhưng đến thế kỉ 19 nó đã được phát triển. Nhiều nhà kinh tế bắt đầu đặt câu hỏi cơ bản về lí do tại sao các công ty sản xuất những gì họ sản xuất và điều gì thúc đẩy sự lựa chọn của họ khi phân bổ vốn và lao động.
Theo lí thuyết của công ty, mục đích hay mục tiêu duy nhất của công ty là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, lí thuyết đã được tranh luận và mở rộng để xem xét liệu mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn hay dài hạn.
Sự mở rộng của lí thuyết về doanh nghiệp
Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, họ có thể tìm cách tăng doanh thu và giảm chi phí. Tuy nhiên, các công ty sử dụng tài sản cố định như một công cụ thì cuối cùng sẽ cần đầu tư vốn để đảm bảo công ty có lãi trong dài hạn. Việc sử dụng tiền mặt để đầu tư vào tài sản chắc chắn sẽ làm tổn hại lợi nhuận ngắn hạn nhưng sẽ giúp ích cho khả năng tồn tại lâu dài của công ty.
Cạnh tranh cũng có thể tác động đến việc ra quyết định của giám đốc điều hành công ty. Nếu cạnh tranh mạnh mẽ, công ty sẽ không chỉ cần tối đa hóa lợi nhuận mà còn đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách tự tái tạo lại và điều chỉnh các dịch vụ của mình. Do đó, lợi nhuận dài hạn chỉ có thể được tối đa hóa nếu có sự cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và đầu tư trong tương lai.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)