Lí thuyết thiết kế cơ chế (Mechanism Design Theory) là gì?
Mục Lục
Lí thuyết thiết kế cơ chế
Lí thuyết thiết kế cơ chế trong tiếng Anh là Mechanism Design Theory.
Lí thuyết thiết kế cơ chế là một lí thuyết kinh tế tìm cách nghiên cứu những cơ chế mà có thể đạt được một kết quả cụ thể trong đó.
Cụ thể, lí thuyết thiết kế cơ chế cho phép các nhà kinh tế phân tích, so sánh và có khả năng điều chỉnh một số cơ chế nhất định liên quan đến việc đạt được kết quả cụ thể mà tập trung vào cách các doanh nghiệp và tổ chức có thể đạt được kết quả kinh tế hoặc xã hội mong muốn trong sự ràng buộc và hạn chế bởi lợi ích của những cá nhân và thông tin không đầy đủ.
Khái niệm về lí thuyết thiết kế cơ chế được phổ biến rộng rãi bởi Eric Maskin, Leonid Hurwicz và Roger Myerson. Cả ba người đã nhận được giải Nobel Kinh tế năm 2007 nhờ công trình nghiên cứu về lí thuyết này.
Khi mỗi người hành động vì lợi ích cá nhân của riêng mình, họ có thể không có động lực để cung cấp thông tin chính xác, tạo ra vấn đề giữa người ủy nhiệm và người thừa hành.
Thiết kế cơ chế tính đến thông tin và khuyến khích riêng tư để tăng cường sự hiểu biết của các nhà kinh tế về cơ chế thị trường và cho thấy cách thức khuyến khích đúng đắn (tiền) có thể khiến người tham gia tiết lộ thông tin cá nhân của họ và tạo ra kết quả tối ưu.
Lí thuyết thiết kế cơ chế và thị trường tài chính
Lí thuyết thiết kế cơ chế có một loạt các ứng dụng, và kết quả là có nhiều định lí toán học được phát triển từ lí thuyết này. Các ứng dụng và định lí toán học cho phép các nhà nghiên cứu quản lí các hạn chế và kiểm soát thông tin của các thực thể liên quan để đạt được kết quả mong muốn.
Một ví dụ triển khai việc sử dụng lí thuyết thiết kế cơ chế là trong một thị trường đấu giá. Nhìn chung, kết quả chính mà các nhà quản lí thị trường muốn đạt được là một thị trường hiệu quả và có trật tự cho những người tham gia.
Để đạt được kết quả này, đòi hỏi phải có sự tham gia của một vài thực thể, với các mức độ thông tin và liên đới khác nhau. Việc sử dụng lí thuyết thiết kế cơ chế tìm cách điều chỉnh và kiểm soát thông tin có sẵn cho những người tham gia để đạt được kết quả mong muốn của một thị trường có trật tự.
Nói chung, điều này đòi hỏi phải theo dõi thông tin và hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau của việc mua bán, nhà tạo lập thị trường, người mua và người bán.
(Theo investopedia)