1. Thị trường chứng khoán

Lí thuyết kì vọng thiên lệch (Biased Expectations Theory) là gì?

Mục Lục

Lí thuyết kì vọng thiên lệch

Lí thuyết kì vọng thiên lệch trong tiếng Anh là Biased Expectations Theory.

Lí thuyết kì vọng thiên lệch là một lí thuyết cho rằng giá tương lai của lãi suất sẽ ngang bằng với tổng kì vọng của thị trường.

Trong môi trường ngoại hối, nó là lí thuyết cho rằng tỷ giá hối đoái kì hạn được giao vào một ngày trong tương lai sẽ bằng với tỷ giá giao ngay cho ngày đó, miễn là không có phần bù rủi ro.

Những người ủng hộ lí thuyết kì vọng thiên lệch cho rằng, hình dạng của đường cong lợi suất được tạo ra bằng cách bỏ qua các yếu tố hệ thống. Và cấu trúc kì hạn của lãi suất chỉ xuất phát từ kì vọng hiện tại của thị trường.

Nói cách khác, đường cong lợi suất được hình thành từ kì vọng thị trường về lãi suất trong tương lai và từ phần bù cao hơn do yêu cầu của các nhà đầu tư muốn đầu tư vào trái phiếu có kì hạn dài hơn.

Các loại lí thuyết kì vọng thiên lệch

Hai lí thuyết kì vọng thiên lệch phổ biến là lí thuyết ưa thích thanh khoản và lí thuyết môi trường ưu tiên. Lí thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng trái phiếu dài hạn có phần bù rủi ro. Lí thuyết môi trường ưu tiên cho thấy rằng cung và cầu đối với các chứng khoán khác nhau không đồng nhất và do đó có sự khác biệt về phần bù rủi ro cho mỗi chứng khoán.

Lí thuyết ưa thích thanh khoản

Giải thích một cách đơn giản, lí thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có kì hạn dài.

Lí do là vì các chứng khoán có thời gian nắm giữ càng dài thì có rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó trong điều kiện các nhân tố khác là như nhau, các nhà đầu tư thích ưa thích nắm giữ tiền mặt hoặc các chứng khoán có tính thanh khoản cao khác.

Tỉ suất cao hơn yêu cầu là rủi ro hoặc phần bù thanh khoản được xác định bởi sự chênh lệch giữa lãi suất có kì hạn dài hơn và trung bình của lãi suất tương lai dự kiến. Sau đó, tỉ giá kì hạn phản ánh cả kì vọng lãi suất và phần bù rủi ro sẽ tăng theo thời hạn của trái phiếu.

Điều này giải thích tại sao đường cong lợi suất bình thường dốc lên, ngay cả khi lãi suất tương lai dự kiến sẽ không thay đổi hoặc giảm một chút. Bởi vì chúng có phần bù rủi ro, lãi suất kì hạn sẽ là ước tính thiên lệch về kì vọng thị trường về lãi suất trong tương lai.

Theo lí thuyết này, các nhà đầu tư có một ưu tiên cho các chứng khoán có thời hạn đầu tư ngắn và sẽ không nắm giữ những chứng khoán dài hạn khiến họ có nguy cơ chịu rủi ro về lãi suất ở một mức độ cao hơn. Để thuyết phục các nhà đầu tư mua chứng khoán dài hạn, các nhà phát hành chứng khoán phải đưa ra một mức phí chênh lệch để bù đắp cho các rủi ro cao hơn kia.

Lí thuyết ưa thích thanh khoản có thể được bắt gặp trong lợi suất bình thường của trái phiếu, trong đó trái phiếu dài hạn thường có thanh khoản thấp hơn và có rủi ro lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn. Nên trái phiếu dài hạn có lợi suất cao hơn để khuyến khích các nhà đầu tư mua trái phiếu.

Lí thuyết môi trường ưu tiên

Giống như lí thuyết ưa thích thanh khoản, lí thuyết môi trường ưu tiên khẳng định rằng, đường cong lợi suất phản ánh kì vọng về biến động lãi suất trong tương lai và phần bù rủi ro. Tuy nhiên, lí thuyết bác bỏ quan điểm rằng, phần bù rủi ro nên được tăng lên khi đáo hạn.

Lí thuyết môi trường ưu tiên qui định rằng lãi suất đối với trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn không phải là sự thay thế hoàn hảo cho nhau. Và các nhà đầu tư có sự ưu tiên đối với một trong hai trái phiếu, hơn là cái còn lại.

Nói cách khác, các nhà đầu tư trái phiếu thích một phân khúc thị trường nhất định dựa trên cấu trúc kì hạn hoặc đường cong lợi suất và sẽ không chọn công cụ nợ dài hạn so với trái phiếu ngắn hạn có cùng lãi suất.

Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua một trái phiếu có kì hạn khác, chỉ khi họ kiếm được lợi suất cao hơn để đầu tư bên ngoài môi trường ưa thích của họ. Chẳng hạn, các trái chủ thích nắm giữ chứng khoán ngắn hạn do sợ những rủi ro lãi suất và lạm phát ảnh hưởng đến trái phiếu dài hạn, thì sẽ chỉ mua trái phiếu dài hạn nếu lợi thế về lợi tức đầu tư là đáng kể.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác