Lập kế hoạch di sản (Estate Planning) là gì? Nội dung về lập kế hoạch di sản
Mục Lục
Lập kế hoạch di sản (Estate Planning)
Lập kế hoạch di sản trong tiếng Anh là Estate Planning.
Lập kế hoạch di sản là việc chuẩn bị các công việc nhằm quản lí di sản của một cá nhân trong trường hợp họ không có năng lực pháp lí hoặc qua đời. Kế hoạch bao gồm việc thu hồi di sản cho những người thừa kế và quyết toán thuế di sản. Hầu hết các kế hoạch di sản được thiết lập với sự giúp đỡ của một luật sư có kinh nghiệm về ngành luật.
Nội dung về lập kế hoạch di sản
Lập kế hoạch di sản đề cập đến việc làm thế nào di sản của một cá nhân được giữ gìn, quản lí và phân phối sau khi họ qua đời. Nó cũng liên quan đến việc quản lí một di sản cá nhân và nghĩa vụ tài chính trong trường hợp họ bị mất tư cách pháp lí.
Các tài sản này bao gồm nhà cửa, xe hơi, cổ phiếu, tranh vẽ, bảo hiểm nhân thọ, lương hưu và nợ. Các cá nhân có nhiều lí do khác nhau để lập kế hoạch di sản, chẳng hạn như giữ gìn tài sản của gia đình, chu cấp cho vợ/chồng và con cái còn sống, tài trợ về giáo dục cho con cái và/hoặc cháu chắt, hoặc để lại tài sản của họ cho mục đích từ thiện. Bước cơ bản nhất trong việc lập kế hoạch bất động sản là viết di chúc.
Những việc lập kế hoạch di sản chủ yếu khác bao gồm:
+ Hạn chế thuế di sản bằng cách thiết lập di khoản ủy thác dưới tên của người thụ hưởng
+ Lập người giám hộ cho người phụ thuộc còn sống
+ Lập ra một người thi hành di sản để giám sát các điều khoản của di chúc
+ Tạo/cập nhật người thụ hưởng trên bản kế hoạch như bảo hiểm nhân thọ, v.v...
+ Sắp xếp tang lễ
+ Lập kế hoạch quà tặng hàng năm cho các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận đủ điều kiện để giảm tài sản chịu thuế
+ Thiết lập một quyền ủy nhiệm lâu dài (POA) để chỉ đạo các tài sản và đầu tư khác.
Tính xác thực của di chúc được xác định thông qua một qui trình pháp lí được gọi là chứng thực di chúc. Chứng thực là bước đầu tiên được thực hiện trong việc quản lí di sản của một người đã chết và phân phối nó cho những người thụ hưởng. Khi một cá nhân chết, người giám hộ di chúc phải mang di chúc đến tòa án quản chế hoặc cho người thi hành có tên trong di chúc trong vòng 30 ngày kể từ ngày người lập di chúc chết.
Quá trình chứng thực di chúc là một thủ tục do tòa án giám sát, trong đó tính xác thực của di chúc để lại được chứng minh là hợp lệ và được chấp nhận là di chúc thực sự cuối cùng của người lập di chúc. Tòa án chính thức bổ nhiệm người thi hành có tên trong di chúc, do đó, trao cho người thi hành quyền lực pháp lí để hành động thay mặt cho người lập di chúc.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)