1. Kinh tế công cộng

Lao động cưỡng bức (Forced Labour) là gì? Dấu hiệu của lao động cưỡng bức

Mục Lục

Lao động cưỡng bức (Forced Labour)

Lao động cưỡng bức - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Forced Labour hay Unfree Labour.

Lao động cưỡng bức hay cưỡng bức lao động, lao động khổ sai, lao động không tự nguyện... đề cập đến các tình huống trong đó những người lao động bị ép buộc làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, hoặc bằng các biện pháp tinh vi hơn như nợ tích lũy, giữ giấy tờ tùy thân hoặc các thủ đoạn khác. (Theo International Labour Organization - ILO)

Bộ luật Lao động năm 2019 qui định: "Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ."

Một số dấu hiệu của lao động cưỡng bức

Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động

Bất kì một người nào đều có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, người thiếu trình độ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc ơn khác mà vì đó, họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động.

Lừa gạt 

Là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên giấy tờ với NLĐ. Nạn nhân tình trạng này thường được tuyển chọn với lời hứa hấp dẫn về việc làm và thu nhập, nhưng khi họ làm việc thì điều kiện làm việc như đã hứa không được thực hiện, và còn bị rơi vào tình trạng điều kiện sống, làm việc bị lạm dụng mà không có khả năng thoát khỏi.

Hạn chế đi lại

NLĐ không có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, phải chịu những sự hạn chế đáng kể nào đó là dấu hiệu của tình trạng cưỡng bức lao động, ví dụ bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua camera giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc.

Giữ giấy tờ tùy thân

Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu… Trong nhiều trường hợp nếu không có giấy tờ tuỳ thân, NLĐ không thể tìm được một việc làm khác hoặc tiếp cận các dịch vụ cần thiết.

Giữ tiền lương

Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc NLĐ phải ở lại, và từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử dụng để chờ nhận được tiền lương, đây chính là cấu thành của việc cưỡng bức lao động. (Theo Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện, Phan Thị Nhật Tài, Học viện Khoa học Xã hội)

Thuật ngữ khác