Lãi suất MIBOR (Mumbai Interbank Offered Rate) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Lãi suất MIBOR
Lãi suất MIBOR tiếng Anh là Mumbai Interbank Offered Rate, viết tắt là MIBOR.
Lãi suất MIBOR là một loại lãi suất liên ngân hàng của Ấn Độ, là lãi suất mà một ngân hàng tính cho một khoản vay ngắn hạn cho một ngân hàng khác. Khi thị trường tài chính của Ấn Độ tiếp tục phát triển, Ấn Độ cảm thấy cần một tỉ lệ tham chiếu cho thị trường nợ của mình, điều này dẫn đến sự ra đời và phát triển của lãi suất MIBOR.
Các ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng để duy trì mức thanh khoản hợp pháp, phù hợp và để đáp ứng các yêu cầu dự trữ được đặt ra bởi các nhà quản lí. Lãi suất liên ngân hàng chỉ dành cho các tổ chức tài chính lớn nhất và đáng tin cậy nhất.
Đặc điểm của Lãi suất MIBOR
MIBOR được Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSEIL) tính toán hàng ngày dưới dạng trung bình trọng số cho vay của một nhóm các ngân hàng lớn trên khắp Ấn Độ, trên các khoản tiền cho vay đối với những người vay hạng nhất. Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng Ấn Độ.
Lãi suất MIBOR được xây dựng tương tự như LIBOR. Tỉ lệ này hiện được sử dụng cho các hợp đồng kì hạn và các khoản nợ lãi suất thả nổi. Theo thời gian, MIBOR được sử dụng nhiều hơn và đóng vai trò càng ngày càng quan trọng.
MIBOR đã được đưa ra vào ngày 15 tháng 6 năm 1998, bởi Ủy ban Phát triển Thị trường Nợ, dưới dạng lãi suất qua đêm. NSEIL đã ra mắt MIBOR 14 ngày vào ngày 10/11/1998, và MIBOR 1tháng và 3 tháng vào ngày 1/12/1998. Kể từ khi ra mắt, lãi suất MIBOR đã được sử dụng làm tỉ lệ chuẩn cho phần lớn các giao dịch thị trường tiền tệ được thực hiện ở Ấn Độ.
Cách tính lãi suất MIBOR
MIBOR được tính toán thông qua sự kết hợp của hai phương pháp sau:
1. Bỏ phiếu: Giá được thực hiện thông qua một hội đồng đại diện của 30 ngân hàng và đại lí chính.
2. Phương pháp tự thân vận động: Vì không có gì đảm bảo rằng hội đồng tham gia sẽ cung cấp mức giá trung thực, phương pháp tự thân vận động phải được kết hợp với phương thức bỏ phiếu. Phương pháp này bao gồm kiểm tra thống kê tỉ lệ tham chiếu trung bình nhằm giảm sai số và xác định độ lệch trong dữ liệu thu thập được từ những người tham gia thị trường.
Sự kết hợp của hai phương pháp này cũng giúp tránh mọi nỗ lực của những người tham gia nhằm liên kết và ảnh hưởng đến tỉ giá trên thị trường. Tuy nhiên, một sự thay đổi trong phương pháp tính toán MIBOR đã được Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ qui định sau khi cho ra mắt lãi suất MIBOR qua đêm vào tháng 7 năm 2015. Tỉ lệ này dựa trên giao dịch tiền điện tử liên ngân hàng có trọng số thương mại trong các nền tảng thị trường. Do đó, tỉ lệ tham chiếu sẽ dựa trên tỉ lệ thương mại thực tế, trái ngược với tỉ lệ bỏ phiếu.
(Theo Investopedia và Corporate Finance Institute)