Kinh tế học tổ chức (Organizational economics) là gì? Đặc điểm và ứng dụng
Mục Lục
Kinh tế học tổ chức
Kinh tế học tổ chức trong tiếng Anh là Organizational economics.
Kinh tế học tổ chức là một nhánh của kinh tế học ứng dụng nghiên cứu các giao dịch xảy ra trong các công ty riêng lẻ, trái ngược với các giao dịch xảy ra trong thị trường lớn hơn.
Kinh tế học tổ chức được chia thành ba lĩnh vực chính: học thuyết chủ, lí thuyết giao dịch và lí thuyết quyền tài sản. Các khóa học về kinh tế học tổ chức thường được dạy ở cấp độ sau đại học hoặc tiến sĩ.
Đặc điểm của Kinh tế học tổ chức
Kinh tế học tổ chức rất hữu ích trong việc phát triển các chính sách quản lí nguồn nhân lực của một công ty, xác định cách tổ chức một công ty, đánh giá rủi ro kinh doanh, thực hiện các hệ thống khen thưởng và đưa ra, phân tích và cải thiện các quyết định quản lí.
Ví dụ, kinh tế học tổ chức có thể được sử dụng để đánh giá tại sao sự cố tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 ở Vịnh Mexico có thể xảy ra và làm thế nào một thảm họa tương tự có thể được ngăn chặn trong tương lai.
Ứng dụng của Kinh tế học tổ chức
Áp dụng kinh tế học tổ chức có thể tiết lộ cả những điểm yếu của phương pháp quản lí hiện tại và cách thức để thay đổi hiệu quả. Nhìn vào các lĩnh vực nhỏ tạo nên phương pháp này là một cách để hiểu các yếu tố và lí do dẫn đến các quyết định hoạt động trong một tổ chức.
Ví dụ, trong học thuyết chủ, người ta có thể đưa ra đánh giá về các chỉ thị đã có trước sự cố tràn dầu năm 2010, những yếu tố đã dẫn đến những lựa chọn gây ra sự cố và lí do các bên liên quan bị buộc phải hoạt động dưới điều kiện đó. Ngoài ra, người ta có thể phân tích nguyên nhân tại sao các bên liên quan trong sự cố Deepwater Horizon có hoặc không thể nhận thức được các vấn đề trên giàn khoan dầu.
Trong lĩnh vực lí thuyết giao dịch, người ta có thể đánh giá bất kì chi phí giao dịch nào có thể được thực hiện liên quan đến hoạt động an toàn của giàn khoan Deepwater Horizon và cách mà các lựa chọn đó có thể ảnh hưởng đến thảm họa. Dường như đã có những quyết định cắt giảm chi phí được đưa ra bởi các bên liên quan, và những quyết định này đã góp phần làm giảm sự ổn định chất lượng của giàn khoan. Hơn nữa, các biện pháp an toàn được đưa ra trên giàn khoan dầu của công ty có thể không đủ hiệu quả để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.
Nếu áp dụng lí thuyết quyền tài sản (các cá nhân hoặc tổ chức đưa ra lựa chọn dựa trên các nguồn lực sẵn có), người ta có thể đặt câu hỏi liên quan đến các quyết định đưa ra về các tài nguyên trên giàn khoan dầu. Từ một góc độ, công ty muốn thấy một sản lượng cụ thể trong giới hạn thời gian và tài sản mà họ đã cam kết cho hoạt động của Deepwater Horizon. Tuy nhiên, việc đạt được những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được bằng việc đầu tư vào các biện pháp bảo trì và an toàn có thể ngăn chặn thảm họa.
(Theo Investopedia)