Kì vọng của người tiêu dùng (Customer expectations) là gì?
Mục Lục
Kì vọng của người tiêu dùng
Kì vọng của người tiêu dùng trong tiếng Anh được gọi là Customer expectations.
- Kì vọng của người tiêu dùng là mong muốn và dự đoán cũng như là nhận định của người đó về sự thay đổi về giá, về lượng cung cấp, về mức độ khan hiếm... của một hàng hoá.
- Kì vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về diễn biến của thị trường trong tương lai có ảnh hưởng đến cầu hiện tại.
Các loại kì vọng: kì vọng về giá hàng hoá, về thu nhập, về giá cả hàng hoá liên quan, về số lượng người mua hàng....
Ảnh hưởng tới sự dịch chuyển đường cầu
Kì vọng của người tiêu dùng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển đường cầu.
Lượng cầu về một loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định không chỉ phụ thuộc vào giá bán hàng hoá trong thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào kì vọng của người tiêu dùng về hàng hóa đó.
Nếu các kì vọng thuận lợi đối với người tiêu dùng thì lượng cầu hiện tại sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại.
Ví dụ
Đầu năm 2008, khi giá gạo trong nước tăng lên từ 8.000 VNĐ/kg lên tới mức 10.000 VNĐ/kg, các bà nội trợ cho rằng trong tương lai giá gạo có thể lên tới 20.000 VNĐ/kg. Với tâm lí đó, họ đổ xô đi mua gạo với số lượng lớn.
Khi đó đường cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải từ D đến D'. Kết quả là lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá.
Chúng ta cũng có thể giải thích nhiều hiện tượng ngược lại khi kì vọng người tiêu dùng thay đổi, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Thuật ngữ liên quan
- Sự dịch chuyển đường cầu thể hiện sự thay đổi lượng cầu của người tiêu dùng ở mọi mức giá.
- Dịch chuyển đường cầu mô tả một sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng để mua một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, bất kể sự thay đổi về giá của hàng hóa đó.
Sự dịch chuyển đường cầu có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi về mức thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng hoặc giá cả của hàng hóa khác liên quan.
- Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả.
(Tài liệu tham khảo: Cung - cầu, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Cầu, Cung, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội. Investopedia)