Khủng hoảng tín dụng (Credit Crisis) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Khủng hoảng tín dụng
Khủng hoảng tín dụng trong tiếng Anh là Credit Crisis.
Khủng hoảng tín dụng là sự cố của hệ thống tài chính gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột và nghiêm trọng của quá trình dịch chuyển dòng tiền mặt mà bình thường là nền tảng cho bất kì nền kinh tế nào.
Một ngân hàng thiếu tiền mặt sẵn để cho vay chỉ là một trong một loạt các sự kiện liên tiếp xảy ra trong một cuộc khủng hoảng tín dụng.
Sự kiện năm 2007-2008 là một ví dụ nghiêm trọng nhất về cuộc khủng hoảng tín dụng.
Đặc điểm của Khủng hoảng tín dụng
Cuộc khủng hoảng tín dụng luôn có một sự kiện kích hoạt.
Hãy xem xét tác động tiềm tàng của một đợt hạn hán nghiêm trọng, đó là nông dân bị mất vụ mùa thu hoạch.
Không có thu nhập từ việc bán hoa màu, nên nông dân không thể trả nợ ngân hàng. Không có các khoản thanh toán vay nợ từ nông dân, ngân hàng thiếu tiền mặt và phải tập trung đến việc thực hiện cho vay các khoản vay mới.
Ngân hàng vẫn cần dòng tiền cho các hoạt động thông thường của nó, vì vậy ngân hàng sẽ đẩy mạnh thị trường cho vay ngắn hạn. Nhưng chính ngân hàng đã tự trở thành một rủi ro tín dụng và những nhà cho vay khác sẽ cắt giảm cho vay.
Khi cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc, nó bắt đầu làm gián đoạn dòng chảy của các khoản vay ngắn hạn, mà phần lớn cộng đồng doanh nghiệp hoạt động nhờ khoản vay này.
Khi dòng chảy cho vay cạn dần, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tai hại cho toàn bộ hệ thống tài chính.
Trong trường hợp xấu nhất, khách hàng bị gián đoạn dòng tiền và sẽ ồ ạt đi đến ngân hàng để rút tiền, cho đến khi ngân hàng không còn tiền mặt.
Trong một kịch bản tích cực hơn một chút, ngân hàng bị trục trặc vấn đề tiền mặt nhưng các tiêu chuẩn phê duyệt cho vay đã giới hạn lên toàn bộ nền kinh tế, ít nhất là trong khu vực bị hạn hán này phải chịu đựng.
Kịch bản "quá lớn để thất bại"
Hệ thống ngân hàng hiện đại có các biện pháp bảo vệ khiến cho kịch bản khủng hoảng tín dụng này khó xảy ra hơn, gồm việc yêu cầu các ngân hàng duy trì lượng dự trữ tiền mặt lớn.
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đã hợp nhất thành một vài tổ chức toàn cầu khổng lồ, khiến cho việc hạn hán khu vực khó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trên diện rộng. Nhưng những tổ chức lớn có rủi ro riêng của họ.
Cuộc khủng hoảng tín dụng 2007-2008
Cuộc khủng hoảng tín dụng 2007-2008 là một cuộc khủng hoảng đi vào lịch sử.
Sự kiện kích hoạt là một bong bóng trong thị trường nhà đất lan rộng trong nước. Giá nhà đã tăng nhanh trong nhiều năm. Các nhà đầu cơ nhảy vào mua và thực hiện flipping giá nhà. Người thuê thì lo lắng và mua nhà. Và nhiều người tin rằng giá sẽ không bao giờ ngừng tăng.
Sau đó, vào năm 2006, giá đã đạt đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm.
Ngay trước đó, các nhà môi giới thế chấp và người cho vay đã nới lỏng các tiêu chuẩn của họ để tận dụng sự bùng nổ giá này. Họ đưa ra các khoản thế chấp dưới chuẩn, và người mua nhà đã vay vượt quá khả năng của họ.
Đây không phải là hành vi tự hủy hoại từ phía những người cho vay. Họ đã không giữ những khoản cho vay dưới chuẩn đó, mà thay vào đó họ bán chúng đi để đảm bảo các khoản cho vay dưới dạng chứng khoán được thế chấp và nghĩa vụ nợ được thế chấp được giao dịch trên thị trường bởi các nhà đầu tư và tổ chức.
Khi bong bóng vỡ, những người mua cuối cùng đã bị mắc kẹt. Những người mua cuối cùng là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trong cả nước.
Khi thua lỗ tăng lên, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng rằng các công ty đó đã hạ thấp mức độ thua lỗ của họ. Giá cổ phiếu của các công ty bắt đầu tự giảm. Việc cho vay giữa các công ty đã dừng lại.
Cuộc khủng hoảng tín dụng kết hợp với cuộc khủng hoảng thế chấp để tạo ra một cuộc khủng hoảng đóng băng hệ thống tài chính khi nhu cầu về vốn thanh khoản của nó ở mức cao nhất.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi một yếu tố tâm lí thuần túy của con người: sợ hãi chuyển sang hoảng loạn. Các cổ phiếu rủi ro chịu tổn thất lớn, ngay cả khi chúng không liên quan gì đến thị trường thế chấp.
Tình hình nghiêm trọng đến mức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã buộc phải bơm hàng tỉ USD vào hệ thống để cứu nó. Nhưng cuối cùng, nước Mỹ vẫn rơi vào cuộc Đại suy thoái.
(Theo Investopedia)