Khu vực dịch vụ (Service Sector) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Khu vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ tiếng Anh gọi là service sector.
Khu vực dịch vụ (hay khu vực thứ ba của nền kinh tế) sản xuất những hàng hóa vô hình, hay cụ thể hơn là dịch vụ thay vì hàng hóa hữu hình.
Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau như là dịch vụ lưu kho và vận chuyển, dịch vụ thông tin, dịch vụ chứng khoán và hình thức đầu tư khác, dịch vụ chuyên gia, quản lí chất thải, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển.
Những quốc gia có nền kinh tế tập trung vào khu vực dịch vụ được coi là phát triển hơn những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp hay công nghiệp.
Hiểu rõ hơn về khu vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ hay còn gọi là khu vực thứ ba, là bậc thứ ba trong mô hình kinh tế ba khu vực. Thay vì sản xuất ra sản phẩm, khu vực này sản xuất ra những dịch vụ bảo trì, sửa chữa, huấn luyện và tư vấn.
Ví dụ, những công việc trong khu vực dịch vụ gồm có quản gia, tour du lịch, điều dưỡng và dạy học. Ngược lại với khu vực công nghiệp sản xuất ra các hàng hóa hữu hình như là xe cộ, quần áo và trang thiết bị.
Trong số những quốc gia chú trọng vào khu vực dịch vụ thì Mỹ, Anh, Úc và Trung Quốc được xếp hạng nằm trong những quốc gia hàng đầu.
Khu vực dịch vụ trong mô hình kinh tế ba khu vực
Khu vực dịch vụ là bậc thứ ba trong nền kinh tế ba khu vực. Khu vực kinh tế thứ nhất bao gồm trồng trọt, khai thác; và những hoạt động kinh doanh nông nghiệp khác trong nền kinh tế.
Khu vực thứ hai bao gồm sản xuất và những hoạt động kinh doanh hỗ trợ sản xuất ra hàng hóa hữu hình từ nguyên liệu thô được khai thác từ khu vực thứ nhất.
Khu vực dịch vụ tuy được coi là khu vực kinh tế thứ ba nhưng lại đại diện cho phần lớn nhất của hoạt động kinh tế thế giới.
Công nghệ trong khu vực dịch vụ
Công nghệ và đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin đang dần định hình cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ.
Những doanh nghiệp trong nhóm ngành này đang nhanh chóng tập trung vào lĩnh vực được coi là nền kinh tế tri thức, hay khả năng vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, đồng thời nhanh chóng đáp ứng chúng với mức chi phí nhỏ nhất.
Tại hầu hết các lĩnh vực trong nhóm ngành này, những doanh nghiệp đều đã áp dụng công nghệ mới để hỗ trợ sản xuất, tăng cường tốc độ và hiệu quả đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên cần thiết để hoạt động. Điều này giúp cắt giảm chi phí và cải thiện dòng doanh thu đi vào.
(Theo Investopedia)