Luật châu Âu lục địa (Civil Law) là gì? So sánh Civil Law và Common Law
Mục Lục
Luật châu Âu lục địa
Luật châu Âu lục địa (hay Dân luật, luật Đức - La Mã) trong tiếng Anh là Civil Law.
Luật châu Âu lục địa là tên gọi để chỉ một hệ thống luật thịnh hành nhất trên thế giới. Luật châu Âu lục địa ra đời tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Mexico và ở Mỹ Latin. Nguồn gốc của nó xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon.
Luật châu Âu lục địa được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được "hệ thống hóa" một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể thể tiếp cận. Luật châu Âu lục địa chia hệ thống pháp luật làm 3 bộ luật: Thương mại, Dân sự và Hình sự.
Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lí và thực thi công lí. Các qui định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các qui tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác.
So sánh luật Anh - Mỹ và luật châu Âu lục địa
Cả hai hệ thống luật Anh - Mỹ và luật châu Âu lục địa đều bắt nguồn từ Tây Âu và đều đại diện cho các giá trị chung của cộng đồng Tây Âu. Sự khác biệt chính giữa hai hệ thống là trong khi luật Anh - Mỹ chủ yếu xuất phát từ tòa án và được phán xét dựa trên quyết định của tòa án, thì luật châu Âu lục địa đặt ra những sự khác biệt đa dạng trong kinh doanh quốc tế.
Trong thực tế, hệ thống luật Anh - Mỹ nói chung bao gồm các yếu tố của luật châu Âu lục địa và ngược lại. Hai hệ thống này có thể bổ sung cho nhau và các nước sử dụng một trong hai hệ thống thường có xu hướng sử dụng một số yếu tố của hệ thống kia.
Vấn đề pháp lí | Luật châu Âu lục địa (Civil Law) | Luật Anh - Mỹ (Common Law) |
---|---|---|
Quyền sở hữu trí tuệ | Được xác định bằng cách đăng kí | Được xác định bằng cách sử dụng trước |
Thực thi các thỏa thuận | Các thỏa thuận thương mại trở thành cần thực thi nếu được công chứng hoặc đăng kí đúng | Bằng chứng về thỏa thuận là đủ để thực thi hợp đồng |
Đặc trưng của hợp đồng | Các hợp đồng có xu hướng ngắn gọn vì nhiều vấn đề tiềm năng đã được bao hàm trong bộ luật Dân sự | Các hợp đồng có xu hướng chi tiết với tất cả các dự phòng có thể xảy ra được nêu ra. Thường tốn kém hơn để dự thảo một hợp đồng. |
Phù hợp với hợp đồng | Việc không tuân thủ được mở rộng để bao gồm các hành vi không lường trước được của con người như đình công và bạo loạn | Các thiên tai (lũ lụt, sét, bão,...) là những lí do chính đáng duy nhất cho việc không tuân thủ các qui định trong hợp đồng
|
(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)