Khủng hoảng nợ công châu Âu (European Sovereign Debt Crisis) là gì?
Mục Lục
Khủng hoảng nợ công châu Âu
Khủng hoảng nợ công châu Âu trong tiếng Anh là European Sovereign Debt Crisis.
Khủng hoảng nợ công châu Âu là giai đoạn một số quốc gia châu Âu phải hứng chịu sự sụp đổ của các tổ chức tài chính, nợ chính phủ cao và chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh.
Lịch sử cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu
Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2008 với sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Iceland, sau đó lan rộng sang Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha vào năm 2009, dẫn đến sự mất niềm tin vào các doanh nghiệp và nền kinh tế châu Âu.
Cuộc khủng hoảng đã được kiểm soát bởi sự đảm bảo tài chính của các nước châu Âu lo sợ sự sụp đổ của đồng euro dẫn đến hậu quả leo thang, và bởi Quĩ Tiền tệ Quốc tế.
Tại một thời điểm, trái phiếu Hy Lạp đã bị xếp hạng thành trái phiếu rủi ro. Các quốc gia nhận được tiền cứu trợ bị yêu cầu thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, để làm chậm sự gia tăng của nợ trong khu vực công, như một phần của thỏa thuận cho vay.
Các nguyên nhân khác dẫn đến khủng hoảng nợ công châu Âu
Một số nguyên nhân khác góp phần gây ra khủng hoảng nợ công châu Âu bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đến 2008, suy thoái lớn từ năm 2008 đến 2012, cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và bong bóng tài sản ở một số quốc gia, cũng như các chính sách tài khóa liên quan đến chi phí và doanh thu của chính phủ một vài nước thuộc EU.
Ví dụ về Hy Lạp trong khủng hoảng nợ công châu Âu
Trong năm 2009, Hy Lạp tiết lộ rằng chính phủ trước của họ đã không báo cáo khoản thiếu hụt ngân sách khổng lồ, vi phạm chính sách của EU và làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của đồng euro thông qua sự lây nhiễm chính trị và tài chính.
17 nước EU bỏ phiếu thành lập Quĩ bình ổn tài chính châu Âu để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Đầu năm 2010, cuộc khủng hoảng được cải thiện, bằng chứng là sự gia tăng chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ của Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức.
Hy Lạp đã nhận được một số tiền cứu trợ từ EU và IMF trong những năm sau đó để đổi lấy việc áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng do EU đề xuất để cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế.
Hy Lạp tiếp tục rơi vào suy thoái. Những biện pháp này cùng với tình hình kinh tế trong nước gây ra bất ổn xã hội. Với sự lãnh đạo chính trị và tài khóa bị chia rẽ, Hy Lạp phải đối mặt với sự vỡ nợ quốc gia vào tháng 6/2015.
Theo báo cáo của Reuters vào tháng 1 năm 2018, nền kinh tế Hy Lạp vẫn ở tình trạng không ổn định với tỉ lệ thất nghiệp ở mức xấp xỉ 21%.
Brexit và khủng hoảng nợ công châu Âu
Tháng 6 năm 2016, Anh bỏ phiếu rời khỏi EU trong một cuộc trưng cầu ý dân.
Việc Anh rời khỏi EU đã được tiên liệu trước với nhận thức phổ biến của người Anh coi EU là một "con tàu chìm". Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đã gây tác động mạnh tới nền kinh tế.
Các nhà đầu tư đổ xô mua vào các sản phẩm tài chính an toàn, đẩy một số lãi suất trái phiếu chính phủ xuống mức âm, đồng bảng Anh ở mức thấp nhất so với đồng đôla Mỹ kể từ năm 1985.
Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones lao dốc, sau đó phục hồi trong những tuần tiếp theo cho đến khi chúng đạt mức cao nhất mọi thời đại vì các nhà đầu tư đã hết lựa chọn khác do lợi suất âm.
(Theo investopedia)