Khoảng trống suy thoái (Recessionary Gap) là gì? Nguyên nhân gây ra khoảng trống suy thoái
Mục Lục
Khoảng trống suy thoái
Khái niệm
Khoảng trống suy thoái trong tiếng Anh là Recessionary Gap.
Khoảng trống suy thoái là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô mô tả nền kinh tế đang hoạt động ở mức dưới cân bằng toàn dụng lao động.
Khi đang có khoảng trống suy thoái, mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế thấp hơn mức GDP toàn dụng lao động, gây áp lực giảm giá cả trong dài hạn.
Khoảng trống suy thoái là chênh lệch giữa GDP tiềm năng hay GDP khi nền kinh tế có toàn dụng lao động và mức GDP với hiện trạng lao động trong nền kinh tế.
Khoảng trống này rõ ràng nhất trong thời kì suy thoái kinh tế khi số lượng lao động thất nghiệp cao.
Nguyên nhân gây ra Khoảng trống suy thoái
Khoảng trống suy thoái thường xuất hiện khi một nền kinh tế đang gần bước vào thời kì suy thoái. Sự sụt giảm lớn các hoạt động kinh tế trong vài tháng là dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần.
Trong thời kì suy thoái, các công ty thường sẽ hạn chế chi tiêu gây ra một khoảng trống do sự co lại trong chu kì kinh doanh, khoảng trống này được các nhà kinh tế gọi là một khoảng trống suy thoái.
Khoảng trống suy thoái là mức thu nhập thực tế thấp hơn (đo bằng GDP thực) so với mức thu nhập thực tế khi có toàn dụng lao động.
Thời kì tiền suy thoái kinh tế thường có sự sụt giảm đáng kể chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng do lương lao động giảm xuống.
- Khoảng trống suy thoái và tỷ giá hối đoái
Khi sản lượng nền kinh tế biến động, giá cả sẽ thay đổi để bù lại. Sự thay đổi giá này được xem là một chỉ báo sớm cho thấy một nền kinh tế đang chuyển sang giai đoạn suy thoái và có thể khiến tỷ giá hối đoái thay đổi.
Tỷ giá hối đoái thấp hơn làm cho thu nhập từ xuất khẩu ít hơn, tiếp tục thúc đẩy xu hướng suy thoái.
Bù đắp Khoảng trống suy thoái
Mặc dù khoảng trống suy thoái đại diện cho xu hướng đi xuống của nền kinh tế, nó có thể được sử dụng để bình ổn nền kinh tế khi đang ở trạng thái cân bằng ngắn hạn ở dưới mức lí tưởng, trạng thái này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế như trong giai đoạn kinh tế bất ổn.
Sự bất ổn này là do thời gian GDP thấp kéo dài kìm hãm sự tăng trưởng và góp phần duy trì mức thất nghiệp cao hơn cho nền kinh tế.
Các nhà hoạch định chính sách thực hiện các chính sách ổn định để thu hẹp khoảng trống suy thoái và tăng giá trị GDP thực tế, còn được gọi là chính sách mở rộng.
Ngân hàng trung ương thường tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất và tăng chi tiêu của chính phủ trong các chính sách tiền tệ mở rộng.
Khoảng trống suy thoái và Thất nghiệp
Một hậu quả quan trọng khộng kém của khoảng trống suy thoái là nó làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Trong thời kì suy thoái kinh tế, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm xuống và tỉ lệ thất nghiệp tăng. Nếu giá cả và tiền lương không thay đổi, tỉ lệ thất nghiệp có thể còn tăng cao hơn nữa.
Vòng xoáy suy thoái tái diễn trong nền kinh tế, mức thất nghiệp cao hơn làm giảm tổng cầu tiêu dùng, làm giảm sản lượng sản xuất và làm giảm GDP thực.
Khi sản lượng tiếp tục giảm, các doanh nghiệp sa thải nhân viên vì nhu cầu sản xuất yêu cầu ít nhân lực hơn dẫn đến nhiều lao động mất việc hơn và làm giảm thêm cầu hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ thực tế
Tháng 12 năm 2018, thị trường lao động Mỹ được xem là toàn dụng lao động với với tỉ lệ thất nghiệp 3,7% và không có khoảng trống suy thoái.
Tuy nhiên, toàn dụng lao động ở đây không có nghĩa là tất cả mọi người ở trên lãnh thổ nước Mỹ đều có việc làm mà một số tiểu bang riêng lẻ vẫn có khoảng trống suy thoái.
Ví dụ, thành phố New York tại thời điểm này có toàn dụng lao động và môi trường kinh tế ổn định.
Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn việc tìm việc sẽ khó khăn hơn như ở tiểu bang West Virginia, ngành công nghiệp khai thác than suy yếu đã đưa tỉ lệ thất nghiệp lên 5,3% và năng suất kinh tế thấp.
(Theo Investopedia)