Khoản vay song phương (Bilateral Loan) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Khoản vay song phương
Khoản vay song phương, tiếng Anh gọi là bilateral loan.
Khoản vay song phương là khoản vay mà một người cho vay cung cấp cho một người đi vay.
Trái với khoản vay hợp vốn, khoản vay song phương ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, vì khoản vay song phương chỉ là cam kết giữa người cho vay và người đi vay nên rủi ro của người cho vay sẽ cao hơn so với những khoản vay hợp vốn.
Đặc điểm của khoản vay song phương
Trở ngại chính của khoản vay song phương là những bên đối tác làm ăn khác. Vì họ không được đề cập trong cam kết của khoản vay song phương nên họ không bị hạn chế trong việc vay thêm những khoản khác.
Khoản vay song phương là một công cụ tài chính thường được sử dụng để cấp vốn cho các hoạt động giao dịch ngoài nước. Hãy xem xét những yếu tố sau để quyết định xem liệu khoản vay song phương có phù hợp với doanh nghiệp của bạn:
1. Ước tính chi phí của khoản vay song phương
2. Xác định lợi ích của khoản vay song phương
3. Tìm một bên cho vay phù hợp với mục đích kinh doanh
Chi phí của khoản vay song phương
Cũng như những dạng vay khác, khoản vay song phương cũng có nhiều loại chi phí như phí ban đầu, phí bảo lãnh, phí quản lí, lãi suất và những phụ phí khác trong qui trình của khoản vay song phương. Hãy đảm bảo hiểu rõ tất cả loại phí và chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho chúng trước khi quyết định vay.
Ngoài ra, do khoản vay song phương được cấu thành từ yếu tố lợi nhuận của bên cho vay và nhu cầu của bên đi vay. Cho nên, nó có thể được thỏa thuận theo nhiều cách khác nhau như khoản vay lãi suất cố định, tín dụng xoay vòng hay hạn mức tín dụng. Hãy tham khảo ý kiến từ một bên pháp lí để đàm phán về các điều khoản vay và đảm bảo quyền lợi người đi vay của mình được bảo vệ.
Khác biệt chính giữa khoản vay hợp nhất và khoản vay song phương là việc doanh nghiệp thường luôn có thể huy động vốn với mức phí thấp hơn khi chọn hình thức vay hợp nhất.
Rủi ro của người cho vay
Cũng như những dạng vay khác, rủi ro trong khoản vay song phương thuộc về người cho vay. Để giảm thiểu ảnh hưởng từ việc người đi vay bị vỡ nợ, những khoản vay này thường có lãi suất và mức phí cao hơn. Người cho vay cũng phải đánh giá tín dụng của người đi vay.
(Theo Business.com)