1. Kinh tế học

Học thuyết về quá độ dân số (Theory of Demographic Transition) là gì?

Mục Lục

Học thuyết về quá độ dân số

Học thuyết về quá độ dân số trong tiếng Anh gọi là: Theory of Demographic Transition.

Học thuyết quá độ dân số chia quá trình phát triển dân số làm ba thời kì: thời kì trước quá độ, thời kì quá độ và thời kì sau quá độ. 

Nó được xây dựng trên cơ sở tình hình thực tế của các nước Tây Âu – những nước đã chuyển từ trạng thái dân số cổ điển sang trạng thái dân số hiện đại. 

Có thể kể ra những tác giả như W.S Thompason, A.M.Carr-Saunders, song người trình bày thuyết này có hệ thống nhất là Frank W. Notestein, ông trình bày thuyết này đầu tiên vào năm 1944. 

Thuyết quá độ dân số lúc đầu mang nặng tính chất mô tả xu hướng chung quan sát được ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Notestein, quá đị dân số có tính phổ biến.

Thời kì trước quá độ: thích ứng với xã hội mà trong đó con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, phương thức chủ yếu là du canh, du cư, nông nghiệp lạc hậu…, mức sống thấp, dịch bệnh nhiều, tỉ lệ chết cao. 

Để tồn tại và phát triển, con người phải sinh đẻ nhiều. Mức sinh cao, mức chết cao dẫn đến sự gia tăng dân số diễn ra chậm chạp, thời kỳ này được coi là thời kỳ "cân bằng dân số lãng phí".Căn cứ vào sự những sự thay đổi, thuyết quá độ dân số phân biệt 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước quá độ dân số

Thích ứng với xã hội nông nghiệp phát triển, bắt đầu công nghiệp hóa, nhờ những thành tựu trong y học mà con người có thể thanh toán những căn bệnh gây chết người hàng loạt như: tiêu chảy, đậu mùa…làm mức chết giảm nhanh.

Trong khi đó mức sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng chút ít (do đời sống sức khỏe sản phụ được cải thiện). 

Trạng thái cân bằng truyền thống giữa mức sinh và mức chết cao bị phá vỡ và bắt đầu xuất hiện sự bùng nổ dân số.

- Giai đoạn quá độ dân số: thích ứng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng phát triển. Tỉ suất sinh (SBR) và tỉ suất chết (CDR) tiếp tục giảm, nhưng CDR giảm nhanh hơn dẫn đến tỉ suất tăng tự nhiên có xu hướng giảm, tuổi thọ con người tăng lên. 

Giai đoạn này do lực lượng sản xuất phát triển, điều kiện sống của con người được cải thiện, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỉ suất tử vong giảm mạnh. Sự chênh lệch giữa mức sinh và mức tử rất lớn, dân số tăng nhanh, trong giai đoạn này đã xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số.

- Giai đoạn sau quá độ dân số

Do ở giai đoạn trước tuổi thọ của con người được nâng lên dẫn đến dân số bị lão hóa trong giai đoạn này, tỉ suất chết có xu hướng nâng cao một chút. Giai đoạn này CBR và CDR cân bằng thấp (khoảng 10%) bảo đảm tái sản xuất dân số giản đơn. 

Thời kì này đặc trưng của thời kì này là mức chết thấp tương đối ổn định và mức sinh thấp với những biến động nhỏ (điều này tùy thuộc vào chính sách dân số của mỗi chính phủ). 

Trạng thái cân bằng dân số tiết kiệm được xác lập (loài người không phải sinh với mức sinh cao để đối phó với mức chết cao như trước đây mà chỉ cần có mức sinh tương đối thấp cũng đủ để duy trì sự tồn tại loài người. 

Thời kì này sự biến động về mức sinh là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của dân số), thích ứng với xã hội công nghiệp hiện đại. (Tài liệu tham khảo: Một số lí thuyết về xã hội học dân số và phát triển, TS. Phạm Thu Hà, Trường Đại học Tây Bắc)

Như vậy dân số các nước phát triển đã đi từ trạng thái cân bằng lãng phí (sinh nhiều, chết nhiều) sang trạng thái cân bằng tiết kiệm hơn (sinh ít, chết ít). Giữa hai trạng thái này là một thời kì kéo dài khoảng 150 năm ở Châu Âu. 

Thuyết quá độ dân số rất hữu ích trong nghiên cứu đối với các nước đang phát triển.

Mặc dù tuân theo sơ đồ tổng quát của quá độ dân số nhưng thực tế cho thấy biến đổi mức sinh và mức chết ở các nước nghèo diễn ra nhanh hơn, quá độ dân số rút ngắn lại, động lực và các hậu quả của quá độ dân số cũng có nhiều điểm khác với quá độ dân số ở Châu Âu. 

Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia nghèo có tự động chuyển đổi sang giai đoạn 3 khi mà mức sống của các quốc gia này tăng lên và liệu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có phải là giải pháp khả thi cho vấn đề dân số không đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân của những thay đổi trong thời kì này.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường, Nguyễn Thế Chinh, Đại học Kinh tế Quốc dân)


Thuật ngữ khác