Hoạch định theo kịch bản (Scenario Planning) là gì? Vai trò và các bước hỗ trợ
Mục Lục
Hoạch định theo kịch bản (Scenario Planning)
Hoạch định theo kịch bản trong tiếng Anh gọi là Scenario Planning.
Hoạch định theo kịch bản là việc hoạch định có tiên liệu những tình huống liên quan nhằm đánh giá sự tác động của những hành vi thay thế.
Chuẩn bị cho sự kiện bất ngờ
- Xác định các sự kiện bất ngờ tiềm năng
- Xác định các chỉ số sớm của các sự kiện này (nếu có)
- Thiết lập một hệ thống thu thập thông tin để xác định các chỉ số sớm
- Có phản ứng thích hợp (kế hoạch) diễn ra nếu những sự kiện bất ngờ xảy ra
Vai trò của hoạch định theo kịch bản
Theo McKinsey, hoạch định theo kịch bản giúp doanh nghiệp:
Thứ nhất, mở rộng khả năng và lối tư duy về tương lai
Thay vì bó hẹp dưới góc nhìn của tài chính, của chuỗi cung ứng, của marketing trên cơ sở các dữ liệu quá khứ thì hoạch định kịch bản mở rộng phạm vu tư duy hướng đến tương lai.
Hoạch định kịch bản cho phép công ty mở rộng phạm vi những kết quả khả dĩ cũng như tìm ra những động lực đằng sau nó một cách phù hợp. Nó buộc các công ty phải luôn đặt câu hỏi "Liệu điều gì sẽ mở đường cho những kết quả sau trở thành hiện thực?".
Vậy nên họ phải luôn tìm kiếm rất nhiều giả thuyết, động lực liên quan đến các kết quả ấy.
Thứ hai, phát hiện những gì không thể tránh được trong tương lai gần và xa
Khi xây dựng mô hình hoạch định kịch bản, bạn sẽ phát hiện ra những động lực có ý nghĩa đằng sau mỗi sự thay đổi. Những động lực này đổi lại sẽ tạo ra những kết quả không thể tránh được trong tương lai.
Nói rộng ra, có 4 loại kết quả định sẵn mà doanh nghiệp cần lưu ý: xu hướng nhân khẩu học, các hành vi kinh tế, sự đảo ngược của các xu hướng không chắc chắn và các sự kiện/kế hoạch đã định trước (đôi khi vượt ra ngoài kế hoạch đã đặt ra).
Thứ ba, tránh được tư duy nhóm lợi ích
Thông thường, cơ cấu quyền lực trong doanh nghiệp sẽ cản trở dòng chảy thảo luận tự do. Hẳn ai cũng rõ, trong phòng họp chúng ta thường có xu hướng đồng thuận theo những gì lãnh đạo nói.
Hoạch định kịch bản cho phép doanh nghiệp phá vớ cái bẫy "an toàn" trong thảo luận và mở đường cho những tư duy đa chiều.
Thứ tư, hoạch định kịch bản cũng giúp chúng ta thách thức cách tư duy truyền thống
Các doanh nghiệp lớn thường có xu hướng ngại thay đổi. Suy cho cùng, áp lực cổ đông, những khoản đầu tư vào chiến lược hiện tại, sự nghiệp của nhà lãnh đạo đã trói buộc họ vào những tư duy cũ. Các kịch bản hoạch định sẽ đưa ra những phương án tương lai đôi khi đối lập với những giả định trong hiện tại.
Các bước hỗ trợ hoạch định kịch bản
Vậy sử dụng hoạch định theo kịch bản như thế nào và nó phối hợp với hoạch định trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ra sao?
Bảng dưới đây thể hiện ba bước quan trọng để hỗ trợ hoạch định kịch bản cũng như mô hình chuỗi cung ứng tương ứng cho mỗi kịch bản.
Các bước hỗ trợ hoạch định kịch bản. Nguồn: "How To Do Stategic Supply-chain planning", ManMohan S. Sodhi, MIT Sloan Management Review, Fall 2003)
Công cụ và kĩ thuật hoạch định kế hoạch có thể giúp các nhà quản trị tự tin chuẩn bị cho tương lai. Nhưng chúng sẽ không bao giờ thay thế được các kĩ năng và khả năng của nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin thu được để phát triển kế hoạch hiệu quả.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)