Hiệu ứng truyền thông (Media Effect) là gì? Nội dung liên quan
Mục Lục
Hiệu ứng truyền thông (Media Effect)
Hiệu ứng truyền thông trong tiếng Anh là Media Effect.
Hiệu ứng truyền thông mô tả cách thức mà các câu chuyện do phương tiện truyền thông xuất bản có thể ảnh hưởng và/hoặc khuếch đại xu hướng thị trường hiện tại. Nếu lí thuyết này đúng thì sau khi đọc một tiêu đề hoặc bài viết, nó sẽ tác động tới người đi vay và/hoặc nhà đầu tư để hành động một cách nhanh chóng đối với tin tức này.
Hiệu ứng truyền thông thường xuất hiện trong thị trường thế chấp, khi tỷ lệ trả trước có thể tăng mạnh sau các bài phóng sự cụ thể.
Nội dung về Hiệu ứng truyền thông
Nhiều thuộc tính tăng lên trong Hiệu ứng truyền thông về số lượng các khoản thế chấp được tái cấp vốn trong thời gian lãi suất thấp. Ví dụ, trong khoảng thời gian như vậy, New York Times thường dẫn các bài viết chi tiết về việc giảm lãi suất và nó liên quan đến các khoản thế chấp như thế nào.
Các độc giả đọc các bài viết này có thể tăng tỷ lệ trả trước cho các khoản thế chấp và tái cấp vốn tương ứng của họ. Các nhà đầu tư cũng quan sát các xu hướng này để đảm nhận các vị thế dựa trên việc phát hành ngay lập tức các tin tức, dự đoán sự gia tăng tài chính trở lại.
Các dịch vụ tin tức phổ biến mà nhiều nhà đầu tư xem bao gồm Barrons, Wall Street Journal, New York Times, Bloomberg, Seeking Alpha, Quartz, v.v...
Áp dụng Hiệu ứng truyền thông vào chiến lược giao dịch
Đối với nhiều nhà đầu tư cơ bản (những người dành nhiều thời gian nghiên cứu và tranh luận về việc có hay không giữ vị thế của một chứng khoán cụ thể) thì Hiệu ứng truyền thông có mối tương quan chặt chẽ hơn với các chiến lược giao dịch ngắn hạn.
Thay vì mua và nắm giữ một công ty hoặc nhóm tài sản cụ thể trong một thời gian dài, các nhà đầu tư theo Hiệu ứng truyền thông có thể mua và bán một chứng khoán cụ thể trong ngày hoặc trong tuần.
Ví dụ: Nếu tờ Wall Street Journal đăng tin tiêu cực về kết quả thu nhập một công ty có thu nhập cao như Tesla (TSLA) hoặc trước khi giới thiệu bản cập nhật công nghệ mới thì các nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu TSLA.
Việc các nhà đầu tư bán cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng đến việc đi vay cổ phiếu công ty từ một nhà môi giới và bán cổ phiếu ngay lập tức ở mức giá thị trường hiện tại. Thu nhập từ việc bán cổ phiếu này sẽ được ghi có vào tài khoản kí quĩ của bên bán khống.
Tại một thời điểm trong tương lai, người bán khống sau đó sẽ đảm nhận vị thế bán bằng cách mua nó trên thị trường và bán lại cổ phiếu đã vay cho nhà môi giới. Chênh lệch giữa giá bán và giá mua thể hiện mức lãi hoặc lỗ của người bán khống.
Ví dụ, hãy giả sử TSLA giao dịch ở mức 300 đô la trên mỗi cổ phiếu, một nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm trong thời gian tới khi cạnh tranh tăng lên. Nhà đầu tư có thể "vay mượn" cổ phiếu của một nhà môi giới và bán chúng với giá hiện tại.
Khi một đối thủ cạnh tranh xuất hiện với mẫu xe hơi tiết kiệm năng lượng tương tự và giá TSLA giảm xuống còn $290 như dự đoán, nhà đầu tư có thể mua lại cổ phiếu và trả lại cho nhà môi giới của họ để kiếm được $10/cổ phiếu.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)