Hiệu ứng hào quang (Halo Effect) là gì? Ví dụ về hiệu ứng hào quang
Mục Lục
Hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang trong tiếng Anh là Halo Effect.
Hiệu ứng hào quang là một thuật ngữ chỉ sự thiên vị của người tiêu dùng đối với một dòng sản phẩm do những trải nghiệm tích cực với các sản phẩm khác cũng cùng một nhà sản xuất.
Hiệu ứng hào quang có liên quan đến sức mạnh thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu, và đóng góp cho tài sản thương hiệu.
Tác động của hiệu ứng hào quang
Các công ty tạo ra hiệu ứng hào quang bằng cách tận dụng các thế mạnh sẵn có của họ. Với sự tập trung của các nỗ lực marketing vào các sản phẩm và dịch vụ có hiệu suất cao, thành công, tần suất hiển thị của công ty tăng lên, uy tín và tài sản thương hiệu được tăng cường.
Khi người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực với các sản phẩm của các thương hiệu có tần suất hiển thị cao, họ dần hình thành nên xu hướng nhận thức trung thành với thương hiệu, có lợi cho công ty sở hữu thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ của nó.
Niềm tin này được hình thành mặc dù không có kinh nghiệm trực tiếp với các dịch vụ khác của thương hiệu, với lí do là nếu công ty đặc biệt giỏi trong một thứ nào đó, chắc chắn họ cũng sẽ giỏi trong một lĩnh vực khác.
Hiệu ứng hào quang làm tăng lòng trung thành của thương hiệu, củng cố hình ảnh và uy tín thương hiệu và chuyển thành tài sản thương hiệu cao cấp.
Các công ty sử dụng hiệu ứng hào quang để thiết lập hình tượng mình là người dẫn đầu trong các ngành chúng hoạt động. Khi một sản phẩm ghi nhận dấu ấn tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, sự thành công của sản phẩm đó ảnh hưởng vô cùng lớn đến các sản phẩm khác cùng thương hiệu.
Cuối cùng, doanh nghiệp có thể giành được thị phần và tăng lợi nhuận.
Ví dụ về hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang được áp dụng cho một loạt các đối tượng, bao gồm con người, tổ chức, ý tưởng và thương hiệu. Apple được hưởng lợi đáng kể từ hiệu ứng hào quang. Ví dụ, thị trường suy đoán rằng doanh số máy tính xách tay Mac của Apple cũng sẽ cao nhờ sự thành công của iPod.
Hiệu ứng hào quang mang lại sự hiệu quả trong việc mở rộng các dòng sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, sản phẩm iPod thành công của Apple đã tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm tiêu dùng khác như Apple Watch, iPhone và iPad.
Nếu sản phẩm ra mắt sau mờ nhạt hơn so với sản phẩm hàng đầu của công ty, sự thành công của sản phẩm hàng đầu sẽ giúp bù đắp cho thất bại của sản phẩm đó.
Hiện tượng một sản phẩm mang lại tác động tốt đến một sản phẩm khác như trong trường hợp của Apple được coi là một ví dụ gần như hoàn hảo về hiệu ứng hào quang. Người mua iPod liên tục quay trở lại dùng sản phẩm của Apple và do đó, doanh số iPhone cũng ổn định.
(Theo investopedia)